Hỏa tiễn Tomahawk
Hỏa tiễn Tomahawk
Tên lửa Tomahawk tối tân nhất hiện nay bay với tốc độ 885 km/h, có bản đồ kỹ thuật số, camera, kết nối vệ tinh hai chiều và hệ thống định vị cho phép chúng lượn lờ xung quanh một khu vực để chờ tấn công mục tiêu. Các tên lửa Tomahawk thông thường được trang bị một quả bom nặng 450 kg.
Hải quân Mỹ có thể sử dụng những năng lực này để gửi thông điệp đến chính phủ Syria như họ từng gửi đến lãnh đạo các quốc gia Iraq, Nam Tư (cũ), Afghanistan, Sudan, Yemen và Libya.
Tên lửa điều khiển từ xa
Một tính năng quan trọng không kém của Tomahawk là chúng có thể gửi thông điệp trở về căn cứ, dưới hình thức đánh giá thiệt hại gây ra trong thời gian thực, theo NBC News.
Như những cuộc xung đột trước đây, tên lửa hành trình Tomahawk sẽ là mũi giáo của Mỹ trong cuộc khủng hoảng
Các máy bay tầm cao và máy bay không người lái có thể sẽ tham chiến song các tên lửa tầm thấp là lựa chọn thích hợp nhất với nhiệm vụ, nhờ vào khả năng lẩn tránh hệ thống radar và phòng không của
Các chỉ huy trên tàu khu trục và tàu ngầm Mỹ ở Địa Trung Hải có thể phóng tên lửa ngay khi nhận lệnh của Tổng thống Obama. Cuộc tấn công sẽ diễn ra vào ban đêm, không chỉ vì mục đích lẩn tránh mà còn để hạn chế thương vong của dân thường.
Các tên lửa hải đối đất Tomahawk (TLAM) được chế tạo để bay tầm thấp và tấn công những mục tiêu có giá trị cao hoặc được bảo vệ cẩn mật trên bộ.
Tên lửa Tomahawk đầu tiên được biên chế vào năm 1984 và được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991. Có khoảng 2.000 tên lửa Tomahawk đã được sử dụng cho đến ngày nay.
Tomahawk được chế tạo bởi hãng Raytheon Missile Systems Co. ở bang
Từng được trang bị đầu đạn hạt nhân
Tên lửa Tomahawk dài 6,18 mét, có đường kính 0,53 mét và cân năng 1.500 kg. Chúng được trang bị động cơ tên lửa sử dụng lúc phóng và động cơ phản lực cánh quạt để hành trình. Chúng trông giống những xúc xích kim loại lớn song khi được phóng khi bay trên không trung chúng sẽ xòe đôi cánh dài 2,67 mét để kiểm soát quỹ đạo bay.
Những tên lửa Tomahawk đầu tiên vốn được gắn cả đầu đạn hạt nhân. Chúng có thể bay xa đến 2.400 km, đủ xa để có thể tấn công Moscow từ một tàu ngầm ở biển Bắc. Các tên lửa Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân đã được giải nhiệm trong thời gian gần đây. Ngày nay, tên lửa Tomahawk có thể mang theo đầu đạn quy ước nặng 450 kg hoặc chứa 166 quả bom chùm. Tầm bắn tiêu chuẩn của chúng là 1.600 km.
Quả bom nặng 450 kg đủ uy lực để tiêu diệt một ngôi nhà hoặc tạo ra một cái hố rộng khoảng 6 mét. Bom chùm có thể được sử dụng để tiêu diệt các tay súng của kẻ thù. Hải quân Mỹ được cho là sở hữu tổng cộng khoảng 3.500 tên lửa Tomahawk. Anh cũng có tên lửa Tomahawk kể từ năm 2008.
Các tên lửa Tomahawk thế hệ mới nhất trông cậy vào con quay hồi chuyển cũng như hệ thống định vị GPS, radar, bản đồ kỹ thuật số và phần mềm để điều khiển trong quá trình bay.
Một camera gắn trên tên lửa có thể cho phép những người điều khiển theo dõi được mục tiêu. Các hình ảnh và dữ liệu được truyền qua hệ thống liên lạc vệ tinh hai chiều. Một khi các thông tin được gửi lên vệ tinh, chúng có thể được gửi về cho các chỉ huy trên tàu hoặc đến Lầu Năm Góc và Nhà Trắng.
Các tên lửa Tomahawk thường được ca ngợi là chính xác đến nỗi chúng có thể bay qua cửa sổ của một tòa nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia Jeffrey White thuộc Viện Chính sách Cận Đông
Các tên lửa có thể được tái lập trình khi đang bay để nhắm vào bất kỳ mục tiêu nào trong số 15 mục tiêu được chọn trước, hoặc hướng đến tọa độ mới được gửi đến thông qua vệ tinh.
- Thông Tín Viên
Nguồn: