NASA: Tìm ra trái đất thứ hai như “anh em song sinh” của quả đất chúng ta hiện đang sống

NASA: Tìm ra trái đất thứ hai như “anh em song sinh” của quả đất chúng ta hiện đang sống
 
Các nhà thiên văn học của NASA đã xác nhận sự tồn tại của một hành tinh giống trái đất trong “vùng có thể sinh sống được” và quay quanh một ngôi sao không khác mặt trời của chúng ta.
 
Trái đất thứ hai (Hành tinh Kepler 22-b) nằm cách trái đất của chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng, lớn gấp đôi trái đất, và có nhiệt độ vào khoảng 22 độ C. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao giống mặt trời của trái đất.
 
Trái đất thứ hai (Hành tinh Kepler 22-b) được kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ (NASA) phát hiện. Đây là hành tinh giống với trái đất của chúng ta được xác nhận.
 
Nhóm nghiên cứu NASA hiện chưa biết Trái đất thứ hai (Hành tinh Kepler 22-b) được cấu thành hầu hết bằng đất đá, khí, hay nước.
 
Trong hội thảo công bố kết quả trên, nhóm các nhà nghiên cứu Kepler cũng cho biết cho đến nay họ phát hiện tổng cộng 1.094 hành tinh tiềm năng mới.
 
Kính viễn vọng không gian Kepler được thiết kế nhằm theo dõi một vạt cố định trong bầu trời đêm, với khoảng 150.000 ngôi sao. Kính viễn vọng này nhạy cảm tới mức có thể thấy được một hành tinh khi nó đi qua trước ngôi sao chủ, phát hiện được ánh sáng nhỏ nhất của ngôi sao.
 
Kepler xác định những thay đổi nhỏ này để từ đó “chọn” ra những hành tinh tiềm năng. Quan sát thêm của Kepler cùng các kính viễn vọng khác trong quỹ đạo và trên trái đất sẽ cung cấp thêm thông tin về những hành tinh tiềm năng này.
 
Trái đất thứ hai (Hành tinh Kepler 22-b) nằm trong số 54 hành tinh tiềm năng được nhóm Kepler thông báo hồi tháng 2 và là hành tinh duy nhất chính thức được xác nhận khi sử dụng các kính thiên văn khác.
 
Dự kiến trong tương lai gần sẽ có thêm nhiều ứng viên “Trái đất 2.0” (hành tinh giống trái đất) sẽ được xác nhận.
 
Trái đất thứ hai (Hành tinh Kepler 22-b) nằm cách mặt trời của nó gần hơn khoảng 15% khoảng cách của trái đất chúng ta tới mặt trời của trái đất và một năm của Trái đất thứ hai (Hành tinh Kepler 22-b) vào khoảng 290 ngày (thay vì 365 ngày như của chúng ta). Tuy nhiên, mặt trời của nó sáng yếu hơn mặt trời của chúng ta khoảng 25%, khiến hành tinh này khá mát mẻ và đây có thể là điều kiện lý tưởng để nước tồn tại.
 
Các kết quả nghiên cứu trên được công bố trong hội thảo khoa học đầu tiên của Kính viễn vọng Kepler, cùng với đó là việc công bố nhiều hành tinh tiềm năng mới. Tổng số hành tinh tiềm năng được Kepler quan sát thấy cho đến nay đã là 2.326, trong số đó có 207 hành tinh có kích thước lớn xấp xỉ bằng trái đất.
 
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy các hành tinh từ lớn bằng trái đất đến lớn gấp khoảng 4 lần (được gọi là siêu trái đất) có thể phổ biến trong vũ trụ hơn chúng ta vẫn dự đoán trước đây.
 
- Thông Tín Viên
Nguồn: BBC
 
Thông Tín Viên
(22/12/2011 - 2497 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Thông Tín Viên
4 - Diện mạo: di truyền hay tự tạo? (31/07/2016 - 866 lượt xem)
7 - Bí quyết chấp nhận chỉ trích (18/08/2015 - 873 lượt xem)
12 - Vì sao học sinh Á Châu học giỏi ? (10/10/2014 - 1105 lượt xem)
23 - Hỏa tiễn Tomahawk (05/10/2013 - 1412 lượt xem)
39 - Google mở rộng tầm nhìn đại dương (28/09/2012 - 1438 lượt xem)
45 - Thịt giả hay thật ? (24/04/2012 - 1466 lượt xem)
54 - Dân Trung Quốc: Không còn trái tim ? (18/10/2011 - 1532 lượt xem)