Cầu kiều: Gs. Trần Lâm Phát (Nghĩa Sinh Saigon)
Cầu kiều
Xin bấm vào đây để xem toàn bài & phần phụ chú:
http://www.nghiasinh.org/img/tonghop/caukieu.pdf
Đã hơn 30 năm không một ai hỏi tôi về ca dao tục ngữ, một nền văn học bình dân truyền khẩu của dân tộc ta ra đời trước nền văn chương bác học; bỗng dưng vào tháng 11 năm 2009, một giáo chức ở huyện Đất đỏ, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu, cũng là cựu học sinh trường Trung Học Công lập Đất đỏ gọi điện cho tôi và xin giảng nghĩa từ “cầu kiều” trong hai câu ca dao:
Muốn sang thì bắt cầu kiều.
Muốn cho hay chữ phải yêu kính thầy.
Âm kiều có nhiều cách viết (chữ) và nghĩa khác nhau. Sau đây vài chữ kiều có thể liên hệ đến hai câu ca dao trên:
- Kiều 喬 là tính từ, nghĩa là cao mà cong (Tự điển Thiều Chửu, tự điển Nguyền quốc Hùng và tự đển của Bửu Kế).
- Kiều 嬌 là tính từ, nghĩa là mềm mại và đáng yêu (Tự điển Thiều Chửu và tự điển Nguyễn quốc Hùng)
- Kiều 橋 là danh từ, nghĩa là cây cầu cong và cao (Tự điển Thiều Chửu và tự điển Nguyễn quốc Hùng)
1. Đây là hai câu ca dao mà các thầy giáo và học sinh luôn luôn được nghe phụ huynh nhắc nhở. Theo lễ giáo ngày xưa “tôn sư trọng đạo” là một trong những điều mà xã hội ép buộc phải tuân theo. Phần lớn dân ta thời đó thất học cho nên văn học “bình dân truyền khẩu” là khí giới bén nhạy để giáo dục nhân dân; do đó, hai câu ca dao trên được quảng bá để giáo dục hậu sinh, bảo trì lễ giáo theo truyền thống “quân sư phụ”. Ngày xưa các nhà quyền thế và quí phái đều có thuỷ tạ . Cây cầu để bắt qua các thuỷ tạ đều xây theo kiểu hình cong mà cao cho nó đẹp và biểu lộ sự sang trọng:
Muốn sang thì bắt cầu kiều.
2. Có người cho rằng cầu kiều lấy từ điển tích trong thời Tam Quốc (220-264). Tào Tháo ra lịnh xây đài trên bờ sông Chương ở quận Nghiệp (nay thuộc huyện Lâm Chương, tỉnh Hà
連二喬於東南兮
若長空之蝃蝀
Liên nhị kiều ư đông tây hề
Nhược trường không chi đế đống.
Nghĩa là:
Bắt 2 cây cầu nối từ đông sang tây,
Như cầu vòng ở giữa trời cao.
Giả thuyết này cũng không có gì chắc chắn vì không ai rỏ thời điểm xuất hiện hai câu ca dao. Có thể câu ca dao ra đời trước thời Tam quốc vì dân ta chịu ảnh hưởng sự giáo dục của Khổng Tử (551-479 trước tây lịch) từ lâu đời.
3.Phần lớn sinh viên Đại học Sư phạm Sài gòn dùng tự diển Hán Việt của nhà sư Thiều Chửu làm tài liệu tham khảo chính.
Nếu chọn chữ kiều 橋 là cây cầu cong và cao (Tự điển Thiều Chửu và Nguyễn quốc Hùng) . Kiều là danh từ. Danh từ không thể bổ túc cho chữ cầu là danh từ đứng trước. Cho nên nó không phù họp với lối cấu trúc của câu văn. Tuy nhiên, thời đó cú pháp có thể chưa có và dân gian có thể dùng cầu kiều mà không biết nó sai cú pháp hay muốn nhấn mạnh cầu kiều và chỉ có ý ám chỉ sự sang trọng.
Nếu chọn chữ kiều 嬌 là tính từ, nghĩa là mềm mại và đáng yêu . Về cú pháp thì hợp lý, nó bổ túc cho danh từ cầu. Tuy nhiên “mềm mại và đáng yêu” không thể biểu lộ cho sự sang trọng.
Nếu chọn chữ kiều 喬 nghĩa là cao mà cong. Nó là tiếng tính từ, bổ túc cho danh từ cầu . Như thế nó đúng cú pháp và đọc “muốn sang thì phải bắt cây cầu cao mà cong”, vả lại chữ kiều 喬 cũng được dùng trong điển tích Tào Tháo xây cầu chỉ sự sang trọng và đẹp đẽ. Hơn nữa tự điển Thiều Chửu ghi rằng Kinh Thi có viết: Xuất tự u cốc, thiên vu kiều mộc 出自幽谷迁于喬木 nghìa là từ hang tối ra, thiên lên cây cao. Ý nói chim nó còn biết chọn chỗ cao mà cong, huống chi người. Nay dùng hai chữ kiều thiên 喬 迁 để tỏ ý lên chốn cao thượng sáng láng.
Do đó tôi cho rằng chữ kiều 喬 là cao mà cong là hợp tình hợp lý.
Thông thường ca dao dùng thể so sánh trong câu lục để nhấn mạnh ý nghĩa và bắt cầu cho câu bát:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ trước gió biết vào tay ai.
Câu lục “Muốn sang thì bắt cầu kiều” mở đầu và gợi ý, bắt cầu cho câu bát nói lên sự tôn sư trọng đạo “Muốn cho hay chữ phải yêu kính thầy.”
- Gs. Trần-Lâm Phát