Xe Cứu Thương Nghĩa Sinh [Bài số 2: Tinh thần phục vụ vị tha của Nghĩa Sinh]

II. Công tác thiện nguyện NS từ Sàigòn
1) Trưởng Trương Cam
Ngày 18 tháng 4: Trưởng Trương Cam, Trần Đình Duệ và các trưởng khác đã dẫn 20 Nghĩa-Sinh Saigòn về cùng phối hợp với Nghĩa Sinh Phước Tuy để ra Vũng-Tàu công tác cứu trợ khẩn cấp. Công việc NS được phân chia đảm trách rất nặng nề: tiếp nhận và phân phát gạo, thực phẩm cho đồng bào nạn nhân di tản - cùng hợp tác với Ty Xã Hội Vũng Tàu.
Vì các trại tạm cư ở cách xa nhau nên công việc vận chuyển lương thưc đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, anh em NS đã khắc phục mọi gian khổ để giúp đỡ đồng bào dù cho sự đóng góp hỗ trợ đó có khiêm tốn đến đâu đi chăng nữa.
2) Trưởng Trần Đình Duệ
Ngày 21 tháng 4: Trưởng Trương Cam dẫn 16 Nghĩa Sinh về Saigon, còn trưởng Trần Đình Duệ và một số NS tình nguyện ở lại tiếp tục công tác. Nghĩa Sinh nhận thêm một số công tác mới:
> Đón nhận nạn nhân chiến cuộc mới vào ở cảng Alaska rồi đưa đến họ đến các trại tạm cư
> Gom các gia đình NS khắp nơi về đây rồi đưa về ở chung trại với các gia đình NSPT
> Tiếp tế lương thực, sữa, gạo và cá khô đầy đủ cho các gia đình tỵ nạn.
Chỉ duy nhất gia-đình Trưởng Ngọc Lan (em ruột trưởng Nguyễn Anh Sơn, PDNS Phan-Thiết) ở lại trại Nam-Đồng. Hằng ngày gia đình nầy được tiếp tế đầy đủ lương thực. Riêng trưởng Ngọc Lan thì theo đoàn NS đi công tác cứu trợ.
III. Công tác từ thiện NS tại Vũng Tàu
1) Ngày 27 tháng 4
Dân chúng tỉnh Phước Tuy di tản ra Vũng-Tàu càng ngày càng đông nên chi công tác NS trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn. Trong tiếng nổ của bom đạn, các anh em NS vẫn khom mình chạy đi lấy thực phẩm, thuốc men, sơ cứu, và đưa người bị thương lên xe chở về bệnh-viện. Công tác cứu trợ trở nên tồi tệ hơn khi Ty Xã-Hội VT bị tê liệt vì đường về Saigon bị gián đoạn. Khi thực phẩm khan hiếm, anh em NS chúng tôi đã tìm đến một hội từ thiện nước ngoài là hội IMK. Rất may hội nầy còn có môt kho gạo và sữa, nhưng các hôị viên của hội nầy đã bỏ chạy trốn hết rồi. Chúng tôi tiếp nhận chìa khoá kho và một chiếc xe Landrover. Lập tức anh em NS chúng tôi lao mình vào công việc và chuyển lương thực về Tịnh-Xá Ngọc-Bích (nơi đóng trại của NSPT).
Tinh thần NS giao động đôi chút vì bị áp lực của gia đình bắt di tản. Đã có 3 NSPT xuống ghe đi với gia đình. Phần lớn NS đã “trốn” gia đình ở lại công tác NS với lời giải thích rất dễ thương: “Gia đình đi trước đi, chúng con sẽ đi sau!”
2) Ngày 28 tháng 4
Tiếng súng đạn đã nổ rền vang trong thành phố VT. Qua trao đổi với Thuyền Trưởng HQ700, họ cho chúng tôi 15 chỗ đi. Tôi chuyển đạt ý kiến đến anh em NS: “Tôi ở lại, các em thu xếp xuống ghe ra tàu.” Nghe tôi nói nhưng anh em không ai chịu xuống ghe cả. Những trái pháo nổ cách chỗ ở của NS khoảng 200 mét. Tôi ra ra lệnh những ai xuống ghe thì xuống ngay. Số còn lại lên xe di tản để tránh lạc đan. Tất cả đều lên xe và theo ý kiến của Trưởng Duệ chúng tôi di chuyển về Ô Quắn.
3) Ngày 29 tháng 4
Trưởng Duệ đã đi trong đêm. Giờ này anh em NS chỉ biết núp trong một biệt thự để tránh đạn. Hồi hộp, lo âu, đợi chờ… chờ công tác mới của Nghĩa Sinh.
4) Nghĩa Sinh: Bác sĩ giải phẫu bất đắc dĩ
Một thiếu nữ khoảng 16 tuổi di tản theo gia đình bị một mảnh đạn pháo 5cmx7cm ghim vào cánh tay phải đã hai ngày rồi nhưng không thể nào tới bệnh viên được. Vết thương đã bầm tím nên gia đình đến khẩn khoản nhờ anh em NS chúng tôi giúp đỡ. Khả năng khiêm tốn, dụng cụ y khoa không có nên chúng tôi rất ái ngại nhưng đành phải từ chối giúp đỡ. Nhưng sau khi nghe chúng tôi giải thich, gia đình nầy vẫn năn nỉ, van xin…
Như đã đặt trọn niềm tin nơi NS, chúng tôi quyết định cho vào phòng và chúng tôi… mổ! Chuẩn bị thuốc sát trùng, một con giao Thái Lan, và một cây đèn cầy. Chúng tôi tạm thời phân công:
> NS Tường Vi (NSSG) khử trùng vết thương
> NS Lê Hồng Vân đốt đèn cầy hơ lửa khử trùng con giao Thai-lan
> Hai NS nam khác giữ chặt bệnh nhân
Trong khi mổ anh em chúng tôi không dám nhìn vào mặt nhau vì trên khuôn mặt mọi người ai cũng lộ vẻ băn khoăn, lo lắng….
May mắn thay ca mổ đã thành công. NS và gia đình vui mừng khôn tả. Chiều lại, cả gia đình nầy đã ghé lại cám ơn Nghĩa Sinh. Họ biếu anh em NS môt ít tiền và một gói quà. Chúng tôi cám ơn nghĩa cử tốt đẹp của gia đình nầy đối với NS, nhưng chúng tôi từ chối không nhận tiền và quà tặng.
IV. Những ngày NS công tác cuối cùng
1) Những kỷ niệm NS đẹp nhất
Những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời Nghĩa-Sinh có lẽ là những chuyến công tác gian khổ, hiểm nguy. Thế nhưng khi nhìn bộ đồng phục Nghĩa-Sinh đang mang trên người, như mang một trách nhiệm cao cả. Bộ Nghĩa Phục đã thôi thúc chúng tôi phải làm tròn bổn phận với tha nhân lúc gặp khốn cùng; phải thực hiện cho kỳ đươc lời hứa trước Nghĩa-Kỳ: Giúp ích đồng loại. Thật thiêng liêng, thật cao quý vì người Nghia-Sinh đang là niềm tin, niềm cậy cho các nạn nhân chiến cuộc trong lúc họ gặp khó nguy, gian khổ như lúc nầy, tại đây…
2) Đêm 29/4
Cuôc giao tranh đã tiến gần đến chỗ NS tạm trú. Vào khoảng 21 giờ, chúng tôi bắt đầu tiếp nhận nhiều ca sơ cứu. Những người bị thương, những người chết đuối (biệt thự NS tạm trú nằm sát bờ biển) đã được đưa đến NS cấp cứu. Dù đã mệt nhừ người và mọi phượng tiện đã cạn kiệt: hết thuốc sát trùng, hết băng cứu thương, nhưng chúng tôi đã phải xé những chiếc khăn NS ra để làm cầm máu và băng bó… chẳng đặng đừng.
3) Ngày 30/4
Sáng sớm lúc Nghĩa Sinh vừa dùng điểm tâm xong, dù tiếng súng đã thưa dần nhưng không ai đươc phép rời khỏi phòng. Hai cán bộ NTGP đến tiếp quản chúng tôi. Trong nhóm có một anh tên Thanh rất dễ thương và lịch sự. Chúng tôi cùng ca bài “Việt Nam Quê-Hương Ngạo Nghễ” và bài “Nối Vòng Tay Lớn” của Trịnh Công Sơn.
Vào lúc 8 giờ sáng thì tất cả các NS nam đều bị bắt (chỉ sót lại NS Bạch Duy Thanh vì anh đang đi vệ sinh). Họ dẫn NS cùng với quân đội Saigon cũ leo qua đỉnh núi Tao-Phùng về bến xe Vũng Tàu.
Khoảng 11 giờ, một cán bộ ra đứng trước hàng của NS hỏi:
- Ai là người Trưởng Đoàn? Những cặp mắt ái ngại nhìn nhau. Tôi đứng lên.
- Tôi đây.
- Họ dẫn tôi vào phòng bán vé của bến xe và nói: “Anh lo cứu thương cho chị này.” Sau một chút chần chừ, tôi lại gần quan sát: Một phụ nữ bị một vết đạn xuyên qua nhũ hoa bên phải.
- Thưa anh, dụng cụ y khoa tôi đang để ở trên xe…
Thế là hai binh sĩ dẫn tôi đi lấy xe. Trên đường đi những cuôc giao tranh lẻ tẻ buộc chúng tôi phải núp nhiều lần. Về đến nơi các em nữ ùa ra thăm hỏi anh em đâu cả rồi? Tôi đùa: “Bị bắn chết cả rồi,” và tôi được phép về lấy xe. Tất cả các em đồng thanh: “Chết thì cùng chết, cho chúng em đi với!”
4) Những bước chân “âm thầm”
Khi đưa chiếc xe đến địa điểm, tất cả NS được tự do và cùng lên xe. Có một cán bộ đã đi theo và giao cho chúng tôi căn biệt thự của Đại-Tướng Cao Văn Viên ở số 2 đường Đỗ Cao Trí và một chiếc xe Toyota Corona để làm phương tiện di chuyển. Diều đã gặp gió: hai chiếc xe Nghĩa Sinh mang cờ cứu thương chạy khắp nơi tải thương về Bênh-Viện (lúc đó ngoài xe cứu thương không xe nào dám chạy cả). Chạy dọc đường gặp thân nhân đi tìm kiếm khóc mếu máo nhưng không NS nào bỏ cuộc về nhà cả.
Chuyển thương đuơc ba ngày thì hết. Chúng tôi quyết định về lại Phước-Tuy. Về đến cầu Cỏ May thì cầu đã sập, chỉ có một chiếc cầu phao dành cho quân đội dùng mà thôi. Người đi bộ muốn qua phải đi ghe. Chúng tôi đang lưỡng lự thì một cán bộ vội vã chạy lại trước xe chúng tôi rồi la lớn: “Dẹp qua, dẹp qua, dẹp qua một bên… cho chiếc xe Nghĩa-Sinh Hồng Trật Tự này qua…”
Đôi lời tâm kết
Trở vể trụ sở NSPT, anh em nấu cơm ăn. Dù rất đói nhưng không ai muốn ăn cả vì ai cũng nghĩ đã đến phút chia tay. Đây là lần chia tay cuối cùng mà trên người vẫn còn mang Nghĩa Phục. Những giọt nước mắt lăn dài trên má chảy xuống chén cơm... hương vị đau thương của những Nghĩa Sinh tham gia chuyến công tác cuối cùng này chắc không bao giờ quên được… Họ là những Nghĩa Sinh tâm huyết với lý tưởng phụng sự nhân loại. Họ lặn lội giữa bom đạn hiểm nguy, quên ăn quên uống, quên cả mạng sống của chính mình.
Sau ba mươi năm nhìn lại ta mới thấy rằng: Dù thuộc nhóm nầy hay phe nọ, đâu có ai dám tước đoạt bộ Nghĩa Phục của chúng ta đâu! Tại sao? Vì Nghĩa Sinh là cho tất cả, đâu phải của riêng ai. Đó mới là tình thương đích thực; đó mới là "tình người" Nghĩa Sinh.
 
- Trưởng Nguyễn Hồng Lam
Viết cho Nghĩa Sinh
Ngày 15-9-2008
Nghĩa Sinh
(22/09/2008 - 22795 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nghĩa Sinh
6 - Vì sao lá đổi màu vào mùa thu? (15/11/2011 - 21195 lượt xem)
8 - Mười tật xấu của người mình... (07/11/2011 - 22377 lượt xem)
9 - Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng? (01/11/2011 - 22084 lượt xem)
18 - Nghĩa Sinh: 50 năm thiện nguyện (10/10/2011 - 22242 lượt xem)
51 - GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI (12/07/2011 - 21607 lượt xem)
53 - Nghĩa Sinh gặp lại nhau sau 38 năm (02/07/2011 - 22646 lượt xem)
59 - Con để dành phòng khi đau ốm... (12/05/2011 - 24200 lượt xem)
60 - Chúc mừng Ngày Từ Mẫu: Ngày 8-5-2011 (06/05/2011 - 23129 lượt xem)
70 - Năm Cách Sống Khỏe Tinh Thần (04/04/2011 - 23632 lượt xem)
73 - Tự do - Công lý - Hoà bình (27/03/2011 - 24381 lượt xem)
79 - Trên 12 ngàn tấm hình cổ quý (09/03/2011 - 20864 lượt xem)
80 - Thơ Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (07/03/2011 - 24353 lượt xem)
81 - Nghĩa Sinh và Tôi (21/02/2011 - 22944 lượt xem)
86 - Ý nghĩa Tết Nguyên Đán (26/01/2011 - 24219 lượt xem)
88 - XUÂN VIỆT (21/01/2011 - 20868 lượt xem)
96 - Noel 1983: Luận về từ “Nghĩa” (16/12/2010 - 24497 lượt xem)
99 - Tổng số người Việt tại Mỹ (12/12/2010 - 25675 lượt xem)
113 - Tình thương không lời (23/08/2010 - 24059 lượt xem)
115 - Đi tìm Hạnh Phúc (18/08/2010 - 23939 lượt xem)
116 - LỜI CẢM TẠ NGHĨA SINH (13/08/2010 - 23668 lượt xem)
119 - Nghĩa Sinh Chicago phân ưu (05/08/2010 - 23628 lượt xem)
120 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (04/08/2010 - 22881 lượt xem)
123 - Phi cơ bay không cần xăng (29/07/2010 - 23263 lượt xem)
129 - Thư Cám Ơn Nghĩa Sinh (20/07/2010 - 25396 lượt xem)
130 - Nghĩa Sinh Chicago Phân Ưu (15/07/2010 - 29585 lượt xem)
131 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (15/07/2010 - 29109 lượt xem)
132 - Chúc mừng gia đình Trưởng Mai Nghĩa (05/07/2010 - 28849 lượt xem)
154 - Phân Ưu (19/02/2010 - 23875 lượt xem)
159 - Một cánh cửa hé mở cho NS ? (30/12/2009 - 26114 lượt xem)
161 - NỘI DUNG ĐÍCH THỰC CỦA GIÁNG SINH (22/12/2009 - 23519 lượt xem)
165 - THÀNH THẬT PHÂN ƯU (03/12/2009 - 25754 lượt xem)
167 - Môi trường cho tài năng Việt (17/11/2009 - 23974 lượt xem)
169 - MÓN QUÀ MỘT NỬA (09/11/2009 - 22648 lượt xem)
170 - Chúc mừng Sinh nhật 40 của Internet (31/10/2009 - 25427 lượt xem)
184 - Bàn Tay Nhân Ái (28/08/2009 - 25512 lượt xem)
185 - Người ấy là ai ? (22/08/2009 - 22911 lượt xem)
203 - Chúc mừng Trung Tâm Nghĩa Việt (26/06/2009 - 23126 lượt xem)
207 - Đáp lời kêu gọi thiện nghĩa (16/06/2009 - 22086 lượt xem)
230 - Mười cách để vui sống (11/02/2009 - 24410 lượt xem)
231 - Làm Sao Đọc Được Chữ Việt ? (11/02/2009 - 21926 lượt xem)
232 - Niềm Vui Họp Mặt Nghĩa Sinh (08/02/2009 - 18099 lượt xem)
234 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (04/02/2009 - 22074 lượt xem)
235 - Sống Hùng Chúc Tết Nghĩa Sinh (02/02/2009 - 23266 lượt xem)
241 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (16/01/2009 - 21535 lượt xem)
243 - Hoạt Động NS Chicago Ngày 24-1-2009 (09/01/2009 - 24165 lượt xem)
248 - MỪNG CHÚC GIÁNG SINH & NĂM MỚI (24/12/2008 - 24523 lượt xem)
252 - Bài thơ tặng cha mẹ (13/12/2008 - 25282 lượt xem)
253 - CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN 2008 ! (27/11/2008 - 21941 lượt xem)
256 - GƯƠNG SÁNG NGHĨA SINH PBN (15/10/2008 - 23798 lượt xem)
258 - CHÚC-MỪNG SINH-NHẬT NSPT (08/10/2008 - 22238 lượt xem)
259 - CHÚC MỪNG NS SỐNG HÙNG [Lệ Dung] (08/10/2008 - 24292 lượt xem)
283 - Bảy Bông Sen Vàng [Seven Golden Lotuses] (25/07/2008 - 24208 lượt xem)
305 - 25th NghiaSinh Thanksgiving Celebration (06/05/2008 - 24236 lượt xem)