Suy tư về thông điệp “Tự Giác, Tự Giải, Tự Giúp” của Nghĩa Sinh qua sự sụp đổ của ba ngân hàng lớn nhất nước Mỹ

Suy tư về thông điệp “Tự Giác, Tự Giải, Tự Giúp” của Nghĩa Sinh qua sự sụp đổ của ba ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
LTS
Mấy hôm nay ba đại công ty tài chánh lớn nhất Hoa Kỳ đang gặp đại nạn có nguy cơ phá sản nếu không được chính phủ cấp cứu. Mời độc giả Liên Nghĩa đọc bài phân tích của Ngô Nhân Dụng viết sau đây rồi dành ít phút suy tư về thông điệp “Tự Giác, Tự Giải, Tự Giúp” mà Nghĩa Sinh đã phổ biến trên 45 năm qua. Nhờ thông điệp nầy mà rất nhiều Nghĩa Sinh đã và đang sống hiên ngang ~ từ kinh tế XHCN đến kinh tế thị trường.
 
 
Ba đại công ty tài chánh đang gặp nạn trong thị trường New York. Cả ba đều là những cây cổ thụ trên phố Wall. Tuổi thọ các “cụ” này lần lượt là 158, 94 và 89 tuổi! Giống như các sinh vật khác, các xí nghiệp, ngân hàng, hãng bảo hiểm có sinh thì cũng có diệt. Ðó chính là sức mạnh của kinh tế thị trường và của một xã hội tự do dân chủ. Một nhà kinh tế gọi tên hiện tượng này là “Sự hủy diệt sáng tạo.”
Trẻ nhất trong đám cổ thụ trên là AIG, tức American International Group, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Sinh ra đã mang chất quốc tế, AIG do một người Mỹ lập ra ở Thượng Hải năm 1919, đi bán bảo hiểm ở Trung Quốc và khắp hoàn cầu, sau cùng định cư ở Mỹ, trở thành một công ty đầu tư lớn và gần đây đã trở lại thị trường Trung Hoa.
Già cội nhất là Lehman Brothers, ra đời năm 1850 ở thành phố Montgomery, tiểu bang Alabama; lập nghiệp chỉ là một cửa hàng tạp hóa, sau đổi sang nghề buôn bông vải. Vì cuộc nội chiến Nam Bắc (1861-1865) gia đình Lehman di cư lên New York, dần dần bước vào nghề môi giới, mua bán chứng khoán, đầu tư và cố vấn đầu tư.
Hai ông Merrill và Lynch lập công ty mang tên chung từ năm 1914, nổi tiếng với mạng lưới môi giới chứng khoán kháp hoàn cầu. Dân Quận Cam bắt buộc phải biết đến tên công ty này vì sau vụ Quận Cam khánh tận năm 1994, quận đã kiện Merrill Lynch về vai trò cố vấn!
Nước Mỹ có 5 công ty tài chánh lớn nhất, gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, rồi Merrill Lynch, Lehman Brothers, nhỏ nhất là Bear Sterns.
Trong cơn khủng hoảng tài chánh vì những món nợ địa ốc khó đòi gây ra, Brear Sterns đi đầu tiên; khi cạn tiền đã phải đem bán cho công ty J.P. Morgan Chase vào Tháng Ba vừa qua. Chính phủ Mỹ đã bảo trợ việc mua bán này, với hy vọng tránh cho thị trường khỏi xáo trộn. Nhưng tránh không khỏi số, các ngân hàng khác tiếp tục lao đao. Cuối tuần rồi, khi chính phủ Mỹ quyết định không dùng tiền dân đóng thuế để giúp các nhà tư bản nữa, Merrill Lynch được ngân hàng Bank of America mua vào tối Chúa Nhật, và ngày Thứ Hai thì Lehman Brothers xin khai phá sản.
Bây giờ chỉ còn 2 công ty lớn nhất còn đứng độc lập, và ngày hôm qua công ty Goldman Sachs báo cáo tiền lời trong ba tháng mới nhất sụt 70% so với năm ngoái. Nhưng thị trường lại yên tâm vì mọi người tưởng phải giảm hơn nữa!
Tuần trước, chính phủ Mỹ mới đứng ra lãnh hai công ty tài chánh Fannie Mae và Freedie Mac đang suy sụp. Vì cả hai công ty đều có nhiệm vụ giúp cho dân Mỹ dễ vay tiền mua nhà hơn, họ tài trợ một nửa số nợ địa ốc trên toàn quốc; nếu họ sập tiệm là cả nước lâm nàn! Hành động cứu nguy này có thể sẽ làm công quỹ thiệt hại từ 100 đến 300 tỷ Mỹ kim. Trong lúc ngân sách chính phủ thiếu hụt trầm trọng, nhà nước Mỹ không thể dùng tiền đóng thuế của dân để cứu các nhà tư bản nữa!
Ðó là một quyết định đáng tán thưởng.
Trước đây chính phủ đã giúp Bear Sterns vì có thể coi là vì “họa tới bất ngờ,” bỗng dưng công ty này thiếu tiền mặt (cũng gọi là thanh khoản). Môi giới việc gả bán Bear Sterns cho yên sẽ giúp trấn an thị trường trong khi chờ đợi các ngân hàng, các chính phủ tìm hiểu rõ hơn cơn “hồng thủy” địa ốc Mỹ đang trào tới. Còn Lehman Brothers khác. Họ có ít nhất 6 tháng sau vụ Bear Sterns, hơn một năm kể từ khi thị trường báo động, nhưng họ không có những hành động để tự cứu. Có thể ban lãnh đạo Lehman tính kế “Chí Phèo,” cứ để cho công ty mình tiến đến gần bờ vực phá sản, hy vọng phút chót chính phủ sẽ phải ra tay tế độ, bảo đảm thị trường “ổn định!”
Nhưng trong thị trường tình trạng ổn định “nhân tạo” sẽ dẫn tới những bệnh hoạn nguy hiểm hơn. Các nhà kinh tế thường hay ví với thái độ của những người lái xe cứ nghĩ mình có bảo hiểm rồi, nếu lái xe liều lĩnh một chút cũng không lo, trong tiếng Anh gọi là “moral hazard.” Ngay khi chính phủ Mỹ cứu giúp các công ty Bear Sterns, rồi Fannie và Freedie, nhiều nhà kinh tế đã công kích vì có thể nuôi dưỡng tính ỷ y làm liều đó.
Một quy luật giúp kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả là trách nhiệm. Trong chế độ dân chủ cũng vậy. Mỗi cá nhân, các xí nghiệp phải lãnh hậu quả về những hành động của mình.
Trong thị trường, người nào muốn liều để hy vọng hưởng lợi cao thì phải gánh chịu những thiệt hại nếu không gặp may. Các xí nghiệp ra đời, lớn lên, mạnh hơn, nhưng nếu không khéo sẽ có ngày tàn lụi. Trong nghĩa trang của kinh tế tư bản Mỹ có biết bao nấm mồ những đại công ty đã thất bại! Trong số đó rất nhiều công ty tài chánh, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư. Nhưng một công ty này chết đi sẽ có công ty khác ra đời. Cuối cùng tất cả mọi người sẽ khá hơn. Xã hội sẽ tiến bộ. Nếu cứ bảo vệ một trật tự trên dưới ổn định, trên bảo dưới nghe, đời này sang đời khác, như các cụ ngồi họp việc làng, thì đó là kinh tế định hướng gì gì đó chứ không còn là kinh tế thị trường nữa!
Cảnh suy sụp của những công ty tài chánh lớn như Bear Sterns, Lehman Brothers Merrill Lynch và AIG trong hai ngày đầu tuần này cho thấy giới đầu tư đã đoán trước tình trạng nguy ngập sẽ xẩy ra. Vì trong ngày Thứ Hai chỉ số Dow Jones của thị trường New York chỉ mất 504 điểm, rồi ngày hôm sau lại lên ngay được 140 điểm. Không có cảnh giới đầu tư hoảng hốt bỏ chạy, chứng tỏ hệ thống tài chánh nước Mỹ được đặt trên những cái nền khá vững chắc.
Nền đó gồm có mạng lưới thông tin tự do và pháp luật nghiêm ngặt. Mọi người đều nhận được những tin tức về kinh tế toàn thể cũng như cá thể mỗi công ty, mỗi ngân hàng. Luật lệ buộc các công ty có cổ phần mua bán trong thị trường phải công bố lời lỗ định kỳ. Ai cũng có quyền tìm hiểu và công bố các tin tức. Ðó là sự công bình mà các người tham dự thị trường phải được hưởng. Nếu không có tin tức đầy đủ thì người ta sẽ quyết định mua hay bán dựa trên “tin đồn,” và một số kẻ gian manh dễ lợi dụng.
Nhưng cảnh suy sụp mới diễn ra cũng chứng tỏ người Mỹ cần phải xét lại cả hệ thống tài chánh trong những năm sắp tới. Nhiều người kêu gọi phải thiết lập một ủy ban nghiên cứu để cải tổ, nhưng thực ra không cần thiết. Vì ai cũng biết nếu cải tổ thì cần phải làm gì rồi. Vấn đề chỉ là có muốn làm hay không mà thôi. Khi dân chúng đã bầy tỏ ý chí muốn cải tổ thì các nhà chính trị sẽ làm theo.
Trong kinh tế thị trường, lúc nào cũng có hai khuynh hướng. Một bên đề cao giới kinh doanh tư, chủ trương cứ để tư nhân được tự do, thị trường sẽ tự điều chỉnh, thanh lọc tự nhiên, cứ thế kinh tế sẽ tiến. Ngược lại, có ý kiến chính phủ cần can thiệp vào thị trường nhiều hơn vì có lúc thị trường thất bại, gây tai hại chung cho xã hội. Trong mấy năm qua, chúng ta chứng kiến cảnh các công ty tài chánh và ngân hàng đầu tư làm liều, cụ thể là trong việc cho vay. Ngân hàng dễ dãi thì người dân tiêu thụ tội gì không vay? Người người đi vay, nhà nhà đi vay, cả nước Mỹ thành con nợ. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ giữ lãi suất ở mức thấp lâu quá, khích lệ việc vay nợ. Các chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Á Rập dầu lửa cũng đem tiền đến cho nước Mỹ vay vì họ dư tiền nhờ bán hàng cho Mỹ.
Việc lầm lẫn xẩy ra là khi chúng ta vay nợ nhiều quá, chỉ cần một biến cố từ ngoài bất ngờ tới là mình không trả được nợ, sẽ phá sản. Một công ty như Bear Sterns hay Lehman Brothers có một đồng vốn nhà nhưng đi vay 30 đồng để đầu tư, thì chỉ cần lỗ lã nửa đồng bạc cũng đủ lâm nguy rồi. Những xí nghiệp hay ngân hàng làm liều sẽ bị thị trường trừng phạt, họ sẽ sập tiệm, điều đó đúng. Nhưng nếu các xí nghiệp và ngân hàng đó sập mà kéo theo bao nhiêu nạn nhân khác thì cả xã hội phải tìm cách ngăn ngừa không cho chuyện đó xẩy ra nữa!
Các nhà kinh tế biết phải tạo thêm những hàng rào ngăn không cho các xí nghiệp và ngân hàng làm liều. Các nhà chính trị cũng vậy. Nhưng họ luôn luôn bất đồng ý kiến là nên lập bao nhiêu rào cản và lập ở đâu. Khi kinh tế thịnh vượng thì ai cũng thấy là chẳng cần rào cản nào cũng được. Nhưng khi thấy mọi người mắc nạn vì một số người làm ẩu thì ai cũng hô hào lập thêm hàng rào.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thời 1930, nước Mỹ đã có những đạo luật mới để kiểm soát các ngân hàng. Luật Glass-Steagall bắt các ngân hàng thương mại, nếu nhận tiền của thân chủ ký thác thì không được làm công việc kinh doanh của các ngân hàng đầu tư. Năm 1999 quốc hội Mỹ xóa bỏ đạo luật đó, cho các ngân hàng tự do hơn. Khuynh hướng đề cao tự do thắng thế. Sau những vụ Enron, WorldCom gian lận sổ sách kế toán, quốc hội Mỹ làm luật đặt thêm những hàng rào mới. Mai mốt, nước Mỹ sẽ có những luật lệ giới hạn phạm vi hoạt động và hệ thống kiểm tra các ngân hàng và ngành tài chánh, dù không quay trở lại Luật Glass-Steagall.
Ðó là khuynh hướng trong xã hội Mỹ bây giờ. Vị tổng thống và quốc hội sắp tới sẽ quyết định thay đổi những gì trong hệ thống luật lệ tài chánh ở Mỹ. Nhưng qua những biến cố mấy ngày qua chúng ta có thể tin rằng hệ thống tài chánh ở nước Mỹ vẫn vững chắc. Sức mạnh nằm ở nền tảng là chế độ tự do dân chủ, luật lệ phân minh, và tính chất linh động, uyển chuyển, dễ thích ứng trước các biến thiên mới.
Cũng như trong đời sống, hệ thống kinh tế nào có khả năng thích ứng thì sẽ tồn tại. Còn cảnh sinh thành hoại diệt là lẽ thường tình.
- Ngô Nhân Dụng
Viết ngày 18-9-2008
 
Nghĩa Sinh
(19/09/2008 - 22695 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nghĩa Sinh
6 - Vì sao lá đổi màu vào mùa thu? (15/11/2011 - 21195 lượt xem)
8 - Mười tật xấu của người mình... (07/11/2011 - 22377 lượt xem)
9 - Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng? (01/11/2011 - 22084 lượt xem)
18 - Nghĩa Sinh: 50 năm thiện nguyện (10/10/2011 - 22241 lượt xem)
51 - GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI (12/07/2011 - 21607 lượt xem)
53 - Nghĩa Sinh gặp lại nhau sau 38 năm (02/07/2011 - 22646 lượt xem)
59 - Con để dành phòng khi đau ốm... (12/05/2011 - 24200 lượt xem)
60 - Chúc mừng Ngày Từ Mẫu: Ngày 8-5-2011 (06/05/2011 - 23129 lượt xem)
70 - Năm Cách Sống Khỏe Tinh Thần (04/04/2011 - 23632 lượt xem)
73 - Tự do - Công lý - Hoà bình (27/03/2011 - 24380 lượt xem)
79 - Trên 12 ngàn tấm hình cổ quý (09/03/2011 - 20864 lượt xem)
80 - Thơ Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (07/03/2011 - 24353 lượt xem)
81 - Nghĩa Sinh và Tôi (21/02/2011 - 22944 lượt xem)
86 - Ý nghĩa Tết Nguyên Đán (26/01/2011 - 24219 lượt xem)
88 - XUÂN VIỆT (21/01/2011 - 20868 lượt xem)
96 - Noel 1983: Luận về từ “Nghĩa” (16/12/2010 - 24497 lượt xem)
99 - Tổng số người Việt tại Mỹ (12/12/2010 - 25675 lượt xem)
113 - Tình thương không lời (23/08/2010 - 24059 lượt xem)
115 - Đi tìm Hạnh Phúc (18/08/2010 - 23939 lượt xem)
116 - LỜI CẢM TẠ NGHĨA SINH (13/08/2010 - 23668 lượt xem)
119 - Nghĩa Sinh Chicago phân ưu (05/08/2010 - 23628 lượt xem)
120 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (04/08/2010 - 22881 lượt xem)
123 - Phi cơ bay không cần xăng (29/07/2010 - 23263 lượt xem)
129 - Thư Cám Ơn Nghĩa Sinh (20/07/2010 - 25395 lượt xem)
130 - Nghĩa Sinh Chicago Phân Ưu (15/07/2010 - 29585 lượt xem)
131 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (15/07/2010 - 29109 lượt xem)
132 - Chúc mừng gia đình Trưởng Mai Nghĩa (05/07/2010 - 28849 lượt xem)
154 - Phân Ưu (19/02/2010 - 23875 lượt xem)
159 - Một cánh cửa hé mở cho NS ? (30/12/2009 - 26114 lượt xem)
161 - NỘI DUNG ĐÍCH THỰC CỦA GIÁNG SINH (22/12/2009 - 23518 lượt xem)
165 - THÀNH THẬT PHÂN ƯU (03/12/2009 - 25754 lượt xem)
167 - Môi trường cho tài năng Việt (17/11/2009 - 23973 lượt xem)
169 - MÓN QUÀ MỘT NỬA (09/11/2009 - 22648 lượt xem)
170 - Chúc mừng Sinh nhật 40 của Internet (31/10/2009 - 25427 lượt xem)
184 - Bàn Tay Nhân Ái (28/08/2009 - 25512 lượt xem)
185 - Người ấy là ai ? (22/08/2009 - 22911 lượt xem)
203 - Chúc mừng Trung Tâm Nghĩa Việt (26/06/2009 - 23125 lượt xem)
207 - Đáp lời kêu gọi thiện nghĩa (16/06/2009 - 22085 lượt xem)
230 - Mười cách để vui sống (11/02/2009 - 24409 lượt xem)
231 - Làm Sao Đọc Được Chữ Việt ? (11/02/2009 - 21926 lượt xem)
232 - Niềm Vui Họp Mặt Nghĩa Sinh (08/02/2009 - 18099 lượt xem)
234 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (04/02/2009 - 22074 lượt xem)
235 - Sống Hùng Chúc Tết Nghĩa Sinh (02/02/2009 - 23266 lượt xem)
241 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (16/01/2009 - 21535 lượt xem)
243 - Hoạt Động NS Chicago Ngày 24-1-2009 (09/01/2009 - 24165 lượt xem)
248 - MỪNG CHÚC GIÁNG SINH & NĂM MỚI (24/12/2008 - 24523 lượt xem)
252 - Bài thơ tặng cha mẹ (13/12/2008 - 25282 lượt xem)
253 - CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN 2008 ! (27/11/2008 - 21941 lượt xem)
256 - GƯƠNG SÁNG NGHĨA SINH PBN (15/10/2008 - 23798 lượt xem)
258 - CHÚC-MỪNG SINH-NHẬT NSPT (08/10/2008 - 22238 lượt xem)
259 - CHÚC MỪNG NS SỐNG HÙNG [Lệ Dung] (08/10/2008 - 24292 lượt xem)
283 - Bảy Bông Sen Vàng [Seven Golden Lotuses] (25/07/2008 - 24208 lượt xem)
305 - 25th NghiaSinh Thanksgiving Celebration (06/05/2008 - 24236 lượt xem)