Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng?
Gia đình tôi đến ở Mỹ ngày Có nhiều vị cũng nhận xét như Cha Lê Văn Kim khi đó là Cha Quản hạt ở Xứ Cái Đôi, Giáo phận Long Xuyên. Ngài nhắc gia đình tôi, “Khi đến nước Mỹ hãy nhớ đến tôi,” vì người ở Mỹ “trái tim lạnh, đầu óc nóng.” Đã 21 năm trôi qua tôi nhớ đến những lời Cha Lê Văn Kim nhắn nhủ tôi trước khi lên đường đi đến đất Mỹ. Có lẽ Cha Kim cũng như các anh em chưa đến Mỹ đều cho rằng nước Mỹ là thiên đàng với ý nghĩ thông thường và đơn giản là Mỹ: một nơi chốn có đầy đủ mọi thứ làm cho cuộc sống vật chất lẫn tinh thần tại đó tốt đẹp hơn so với các nơi khác trên thế giới. Vì vậy một số người đã nêu lên ý tưởng nước Mỹ là thiên đàng. Có lẽ trước đây đã có nhiều người từ những quốc gia quá nghèo đã vào nước Mỹ nên họ so sánh hai cuộc sống một cơ cực đã qua với một sung túc hiện tại để cho rằng nước Mỹ là thiên đàng chăng? Theo niềm tin của người tín hữu Công Giáo như tôi thì thiên đàng là nơi dành để tưởng thưởng người lành và ngược lại, địa ngục là chốn trừng phạt kẻ dữ sau khi con người giã từ trần thế. Ngày 11-6-1990 khi chuyến bay chở gia đình tôi cùng nhiều hành khách sang Phi Luật Tân đã rời phi trường Tân Sơn Nhất nhưng chưa đáp xuống của không phận Manila, Phi Luật Tân tôi vẫn còn hồi hộp nghĩ khôn nghĩ dại mặc dù trên con đường vào thiên đàng nhưng biết đâu vì một lý do nào đó mình phải quay trở lại. Nếu vậy thì gia đình chúng tôi tiếp tục ở lại địa ngục trần gian. May mắn thay điều bất hạnh nầy đã không xảy ra. Máy bay của chúng tôi đã đáp xuống thủ đô Phi Luật Tân an toàn lúc 1 giờ 30 chiều cùng ngày. Sau 6 tháng học tại trại tỵ nạn Thời gian đầu tất nhiên ai cũng phải vất vả, phải khó khăn vì trở ngại ngôn ngữ, phong tục tập quán, khí hậu, công ăn việc làm. Nhưng không bao lâu cuộc sống ổn định nhờ sự giúp đỡ của chính quyền sở tại và của những người đến trước. Về phương diện vật chất thì cái ăn cái mặc được nâng cấp từ “ăn no mặc ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp.” Năm 2000 vợ chồng tôi có đi hành hương sang Lộ Đức (Pháp) và Chúng tôi đã cố gắng tránh để những khó khăn ban đầu không ảnh hưởng đến đời sống tinh thần dù biết sự lạc lõng nơi xứ người đã làm tăng thêm phần buồn nhớ quê hương. Gia đình chúng tôi đã cố gắng nâng cao đời sống tinh thần vì nghĩ đây là điểm chính và là điểm quan trọng nhất khi nói nước Mỹ là thiên đàng. Chúng tôi lấy Tự Do và Tình Người làm nền tảng xây dựng và phát triển đời sống tinh thần vì tôi nghĩ rằng tự do là một bảo vật bất ly thân và nhờ tự do mà tình người được phát triển. Vào tháng 5-2007 tôi lại mời được Cha Lê Văn Kim là Tổng Đại diện GP Long Xuyên sang nhà chơi 10 ngày để đáp lại tình cha con khi còn ở quê nhà. Đây là một vinh dự cho gia đình tôi. Cha rất bình dân, giản dị và tình cảm. Khi được gặp nhau, Cha con ôm chào nhau mà giòng lệ tuôn trào… Vậy mà có nhiều người nói, ở Mỹ “trái tim lạnh, cái đầu nóng!” Vào mùa Hè 2011 tôi đến dự Lễ Ngân Khánh của LM Nguyễn Văn Tuấn. Tại đây tôi đã học hỏi được tinh thần tương, tương ái và tương trợ lẫn nhau của bà con Việt Theo số liệu thống kê mới nhất của Quỹ Từ thiện Quốc gia Hoa Kỳ NPT (National Philanthropic Trust) thì có trên 89% các hộ gia đình Mỹ đóng góp từ thiện, mức trung bình hàng năm là khoảng 1.620 đôla mỗi người. Cũng theo báo cáo của Quỹ Từ thiện Quốc gia, người Mỹ đóng góp hơn 250 triệu đôla cho các công tác từ thiện mỗi năm. Vậy mà có nhiều người nói, ở Mỹ “trái tim lạnh, cái đầu nóng!” Đại học Johns Hopkins đã thực hiện một nghiên cứu từ thiện của các nước giàu nhất trên thế giới. Nhóm nầy còn có tên là Nhóm G-8 (nhóm nầy sẽ họp tại Các nhà nghiên cứu JHU đã so sánh về tiền đóng góp cho công tác từ thiện của mỗi quốc gia với Tổng Sản lượng Nội địa ( - Paul T. Qúy
|