Nghĩa Sinh và Tôi

 
Nghĩa Sinh và Tôi
Xin bấm vào địa chỉ sau đây để xem nhiều hình ảnh đầy kỷ niệm:
Sau khi thân mẫu vĩnh viễn từ giã anh em tôi vào tháng 4 năm Mậu thân (1968), cuộc đời tôi bắt đầu biến đổi lớn. Giữ lời hứa với mẹ, sau khi đỗ tú tài 2, tôi thi và được tuyển vào trường ĐH Sư Phạm Sàigòn ở đường Thành Thái. Sinh hoạt cộng đồng là một bộ môn mới cho các tân giáo sinh nhưng nó lại càng khó khăn hơn đối với tôi vì tôi chưa hề học âm nhạc.
Đọc trên báo Sàigòn thấy Nghĩa Sinh dạy miễn phí chương trình sinh hoạt cộng đồng tại trung tâm Hùng Vương, tôi nộp đơn xin theo học để bổ túc nghề giáo viên của mình. Trong khi theo học, tôi thấy các anh em Nghĩa Sinh vừa đi cứu trợ về, cùng nhau tụ tập và ca những bài tâm ca diễn tả lòng thương yêu, tình đòan kết, xoa dịu vết thương lòng… đã thúc đẩy tôi tiến xa hơn trong sinh hoạt cộng đồng và phụng sự xã hội.
Sau khi mãn khóa sinh hoạt cộng đồng do Nghĩa Sinh tổ chức, tôi đến gặp riêng anh Nguyễn Đình Vinh và HT Nguyễn Trung Hiếu để bày tỏ tâm sự của mình rồi xin gia nhập Nghĩa Sinh. Tôi cũng cổ võ các bạn Đinh Quốc Hùng, Phạm Thế Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn gia nhập Nghĩa Sinh. HT Hiếu thành lập Tâm Sinh Viên Đại Học Sư Phạm đầu tiên gồm có anh Quí, bạn Thái, Trương Tấn Trung, Đặng Ninh Phương và các bạn vừa nêu trên (Đinh Quốc Hùng, Phạm Thế Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn).
HT Hiếu và anh Vinh hướng dẫn anh em chúng tôi đến cắm trại ở một trung tâm tĩnh huấn tại Quận Gò Vấp thuộc Tỉnh Gia Định. Chúng tôi được huấn luyện về tôn chỉ, mục đích và 10 điều tâm niệm Nghĩa Sinh. Trong một tuần lễ anh em chúng tôi học cách cắm lều, nấu ăn kiểu dã chiến, cách thức giáo dục thiếu nhi, giúp đỡ trẻ em mồ côi, và an ủi, nâng đỡ những người tật nguyền, đơn côi, nghèo khó. Sau đó để thống nhất với các tâm khác, HT Hiếu đã đổi tên Tâm Sinh Viên thành Tâm X9.
Vì Tâm X9 được Nghĩa Sinh chọn làm tấm gương cho các em học sinh nên mọi hành động của anh em chúng tôi đều được các em HS quan sát để noi theo. Tâm chúng tôi cùng những tâm khác đi giúp nạn nhân bị bịnh cùi ở Nha Trang. Đoàn Nghĩa Sinh trong bộ đồng phục bắt đầu bước lên xe GMC[1] để di chuyển đến phi trường Tân Sơn Nhất. Từ Sàigòn đến Nha Trang anh em Nghĩa Sinh ngồi trong chiếc phi cơ C310[2] cùng nhau vui ca những bài tâm ca, quên đi thời gian đợi chờ và di chuyển.
Khi đến trại cùi Nha Trang, anh em Nghĩa Sinh bắt tay vào việc chăm sóc và giúp đỡ những người kém may mắn. Riêng tôi, thầm tiếc thương Hàn Mạc Tử. Lúc đó tôi cảm thông những nhọc nhằn đau đớn của thi sĩ họ Hàn. Những tháng ngày tiếp xúc các em trong trại Tế Bần ở Chánh Hưng để lại cho tôi nhiều xao xuyến và âu lo cho các em. Năm 1969 khi tôi được trúng tuyển vào ban Việt Hán của trường Đại Học Sư Phạm Sài gòn, tôi vẫn tiếp tục tham gia công tác thiện nghĩa giúp đỡ các em thiếu nhi Sống Hùng tại Trại Hướng Thiện Chánh Hưng do Nghĩa Sinh tổ chức và hướng dẫn.
Dưới sự dìu dắt và cổ động của HT Hiếu, Tâm X9 mở lớp luyện thi Tú Tài miễn phí cho các em học sinh nghèo ở Trung tâm Nghĩa Sinh số 6-A đường Hùng Vương. Anh Quí và anh Sơn dạy Anh văn, anh Trung và anh Phương dạy Pháp văn, tôi và anh Hùng dạy Toán Lý Hóa. Có những em từ Thủ Đức lên trung tâm Nghĩa Sinh ở Saigon để học. Tôi nhớ nhất là em Lê Đăng Quí. Từ Thủ Đức em Quí hàng tuần ghé nhà anh Đinh Quốc Hùng để chúng tôi dạy kèm thêm. Những em theo học ở trung tâm Nghĩa Sinh đều thi đỗ bằng Tú tài vào năm đó.
Khoảng 1969-1970, khi kiều bào ở Cao Miên hồi hương về Tây Ninh, Tâm X9 của chúng tôi lại lên đường tham gia cứu trợ.
Năm Canh Tý (1972), sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi tình nguyện về một vùng quê chưa phát triển, kém an ninh và ngôi trường bị bom đạn, thiêu hủy sau cuộc giao chiến nặng nề; đó là trường Trung học công lập Đất Đỏ, thuộc tỉnh Phước Tuy. Trương Tấn Trung và tôi mang những kinh nghiệm từ Nghĩa Sinh, dạy cho học sinh trung học công lập Đất Đỏ cách tổ chức sinh hoạt, các bài ca cộng đồng, cách cắm lều trại và phương thức tổ chức một cuộc cắm trại.
Dưới sự lảnh đạo của ông Hiệu trưởng Trần Ba, anh chị em giáo sư thành lập ủy ban điều hành trại “Dấn Thân” và dìu dắt các em học sinh Đất Đỏ đi cắm trại ở bải biển Long Hải. Đó là lần đầu tiên và lần cuối cùng các em học sinh Đất Đỏ đi cắm trại trên bờ biển Việt Nam.
Những ngày sinh hoạt ở trại, các em tạm thời quên đi những nhọc nhằn trong lớp, cùng nhau vui đùa với bài hát “Đi Tàu Lửa”
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi
Đi đi khắp nơi mà không tốn tiền…
Khắp nơi trong trại, từ sáng đến tối vang lên bài ca “Họp Đoàn” với những động tác múa đồng bộ với lời ca rất ngoạn mục:
Nào về đây ta họp mặt cùng nhau
Cuộc đời vui thú có lúc nào thảnh thơi
Anh với em ta cùng sống chung một ngày
Rồi mai này chúng ta lại gặp nhau…
Những tháng ngày dạy học, những tâm niệm của Nghĩa Sinh đã ảnh hưởng rất lớn trong môn sinh hoạt học đường của tôi. Tôi áp dụng những khinh nghiệm Nghĩa Sinh, tạo cho các em có niềm tin, thương yêu giúp đở lẫn nhau và xoa dịu nổi đau thương của những học sinh bất hạnh, mồ côi và nghèo khó.
Khi màn đêm rơi xuống, nhìn những cánh tay mềm mại của các em múa và hát bài “Trong Đêm Rừng” của nhạc sĩ Hoàng Quí, không ai không cảm thấy ngậm ngùi khi tiếng hát vang lên dưới ánh lửa hồng:
Rừng muôn cây xanh cao

Âm u ngàn thác lá

Gió lắng xa mênh mông

Ngồi xung quanh phiến đá

Ta khơi lửa đào

Bập bùng, bập bùng trong đêm thâu…
Tôi không ngần ngại chi phí cho những học sinh cần giúp đở về tài chính. Những ngày nghỉ, tôi về lại Sàigòn và tiếp tục tình nguyện dạy cho học sinh Trường Mù ở đường Minh Mạng, ngã sáu Chợ Lớn. Sau 1975 tôi vắng bóng trong công việc thiện nghĩa vì hoàn cảnh khó khăn và phức tạp trong gia đoạn nầy.
Mãi cho đến năm 1988, sau khi gia đình tôi có cuộc sống ổn định trên đất Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, gia đình chúng tôi bắt đầu làm việc thiện nghĩa qua hội từ thiện the Americian Heart Association ở Richmond, Virginia và giúp đỡ những người thiểu số da đỏ ở bộ tộc Upper Matapponi Indian Trible tại tỉnh King William, thuộc tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
Tôi không những chịu ảnh hưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Thomas Jefferson, John Dewey và Paulo Freire mà còn chịu ảnh hưởng của Nghĩa Sinh trong những tháng ngày với phấn trắng, bảng đen và làm việc thiện nguyện.
Trang hồi ký “Nghĩa Sinh và Tôi” được viết tại TB Virginia, đầu năm Tân Mão 2011
NS Trần Lâm Phát
Tâm Trưởng Tâm Sinh Viên ĐHSP – Tâm X9

----------------------------------------------------------
Ghi chú:

[1] Xe GMC do Anh Hiếu mượn của Trường Công Tác Xã Hội QG (National School of Social Work) để Nghĩa Sinh đi công tác gần Sàigòn như Trại Cô Nhi Long Thành, Trại Tỵ Nạn Củ Chi, v.v….

[2] Máy bay C130 do Anh Hiếu mượn được từ Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế (Agency for International Development) để đi công tác xa Sàigòn như giúp bệnh nhân tại Trại Cùi Nha Trang, giúp phục hồi Bệnh Viện Huế, v.v…
 
 
Nghĩa Sinh
(21/02/2011 - 22943 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nghĩa Sinh
6 - Vì sao lá đổi màu vào mùa thu? (15/11/2011 - 21194 lượt xem)
8 - Mười tật xấu của người mình... (07/11/2011 - 22377 lượt xem)
9 - Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng? (01/11/2011 - 22084 lượt xem)
18 - Nghĩa Sinh: 50 năm thiện nguyện (10/10/2011 - 22241 lượt xem)
51 - GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI (12/07/2011 - 21607 lượt xem)
53 - Nghĩa Sinh gặp lại nhau sau 38 năm (02/07/2011 - 22646 lượt xem)
59 - Con để dành phòng khi đau ốm... (12/05/2011 - 24200 lượt xem)
60 - Chúc mừng Ngày Từ Mẫu: Ngày 8-5-2011 (06/05/2011 - 23129 lượt xem)
70 - Năm Cách Sống Khỏe Tinh Thần (04/04/2011 - 23632 lượt xem)
73 - Tự do - Công lý - Hoà bình (27/03/2011 - 24380 lượt xem)
79 - Trên 12 ngàn tấm hình cổ quý (09/03/2011 - 20863 lượt xem)
80 - Thơ Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (07/03/2011 - 24353 lượt xem)
85 - Ý nghĩa Tết Nguyên Đán (26/01/2011 - 24219 lượt xem)
87 - XUÂN VIỆT (21/01/2011 - 20867 lượt xem)
95 - Noel 1983: Luận về từ “Nghĩa” (16/12/2010 - 24497 lượt xem)
98 - Tổng số người Việt tại Mỹ (12/12/2010 - 25675 lượt xem)
112 - Tình thương không lời (23/08/2010 - 24059 lượt xem)
114 - Đi tìm Hạnh Phúc (18/08/2010 - 23939 lượt xem)
115 - LỜI CẢM TẠ NGHĨA SINH (13/08/2010 - 23668 lượt xem)
118 - Nghĩa Sinh Chicago phân ưu (05/08/2010 - 23628 lượt xem)
119 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (04/08/2010 - 22881 lượt xem)
122 - Phi cơ bay không cần xăng (29/07/2010 - 23263 lượt xem)
128 - Thư Cám Ơn Nghĩa Sinh (20/07/2010 - 25395 lượt xem)
129 - Nghĩa Sinh Chicago Phân Ưu (15/07/2010 - 29585 lượt xem)
130 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (15/07/2010 - 29109 lượt xem)
131 - Chúc mừng gia đình Trưởng Mai Nghĩa (05/07/2010 - 28849 lượt xem)
153 - Phân Ưu (19/02/2010 - 23875 lượt xem)
158 - Một cánh cửa hé mở cho NS ? (30/12/2009 - 26114 lượt xem)
160 - NỘI DUNG ĐÍCH THỰC CỦA GIÁNG SINH (22/12/2009 - 23518 lượt xem)
164 - THÀNH THẬT PHÂN ƯU (03/12/2009 - 25753 lượt xem)
166 - Môi trường cho tài năng Việt (17/11/2009 - 23973 lượt xem)
168 - MÓN QUÀ MỘT NỬA (09/11/2009 - 22648 lượt xem)
169 - Chúc mừng Sinh nhật 40 của Internet (31/10/2009 - 25427 lượt xem)
183 - Bàn Tay Nhân Ái (28/08/2009 - 25512 lượt xem)
184 - Người ấy là ai ? (22/08/2009 - 22911 lượt xem)
202 - Chúc mừng Trung Tâm Nghĩa Việt (26/06/2009 - 23125 lượt xem)
206 - Đáp lời kêu gọi thiện nghĩa (16/06/2009 - 22085 lượt xem)
229 - Mười cách để vui sống (11/02/2009 - 24409 lượt xem)
230 - Làm Sao Đọc Được Chữ Việt ? (11/02/2009 - 21925 lượt xem)
231 - Niềm Vui Họp Mặt Nghĩa Sinh (08/02/2009 - 18099 lượt xem)
233 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (04/02/2009 - 22074 lượt xem)
234 - Sống Hùng Chúc Tết Nghĩa Sinh (02/02/2009 - 23266 lượt xem)
240 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (16/01/2009 - 21535 lượt xem)
242 - Hoạt Động NS Chicago Ngày 24-1-2009 (09/01/2009 - 24165 lượt xem)
247 - MỪNG CHÚC GIÁNG SINH & NĂM MỚI (24/12/2008 - 24522 lượt xem)
251 - Bài thơ tặng cha mẹ (13/12/2008 - 25282 lượt xem)
252 - CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN 2008 ! (27/11/2008 - 21940 lượt xem)
255 - GƯƠNG SÁNG NGHĨA SINH PBN (15/10/2008 - 23798 lượt xem)
257 - CHÚC-MỪNG SINH-NHẬT NSPT (08/10/2008 - 22238 lượt xem)
258 - CHÚC MỪNG NS SỐNG HÙNG [Lệ Dung] (08/10/2008 - 24292 lượt xem)
283 - Bảy Bông Sen Vàng [Seven Golden Lotuses] (25/07/2008 - 24208 lượt xem)
305 - 25th NghiaSinh Thanksgiving Celebration (06/05/2008 - 24236 lượt xem)