Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát (22/11/1963 – 22/11/2013)

Hôm nay kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy bị ám sát (22/11/1963 – 22/11/2013)

Thành phố này lâu nay vẫn phải đấu tranh với di sản của vụ ám sát, năm nay tổ chức hàng loạt sự kiện tưởng niệm vào thứ Sáu 22/11/2013.

Ông Kennedy vẫn thường được xếp vào hàng các tổng thống được tôn sùng nhất của đất nước, dù ông chỉ nhận nhiệm vụ chưa đầy ba năm.

Ông được khen ngợi là người có khí lực trẻ trung, lãnh đạo của ông qua khủng hoảng tên lửa Cuba, và việc ông thách thức cả nước Mỹ khi đưa con người lên mặt Trăng.

Nhưng người ta cũng nhớ rõ khi mệnh lệnh của ông gây ra giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, lần thất bại ở Vịnh con Lợn khi dùng lực lượng dân quân lưu vong Cuba do CIA huấn luyện nhằm xâm chiếm cộng sản Cuba.

Thành viên gia đình Kennedy đặt một vòng hoa lên mộ ông ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington, gần thủ đô Washington hôm thứ Sáu. Vợ ông, Jackie và hai người con cũng được chôn cất ở nơi này.

Gần đó, Tổng thống Barack Obama lệnh cho Nhà Trắng treo cờ rủ.

“Ngày nay chúng ta trân trọng những kỷ niệm về ông [Kennedy] và ca tụng những dấu ấn lâu dài của ông trong lịch sử Hoa Kỳ,” ông Obama viết hôm thứ Năm.

Trong số các sự kiện chính thức tại Dallas vào hôm thứ Sáu, Dàn nhạc Giao hưởng Dallas sẽ biểu diễn, và Thị trưởng Michael Rawlings sẽ phát biểu cùng phút đổ chuông tưởng niệm ông Kennedy.

Một nghi lễ được cử hành tại thủ đô Berlin nước Đức nơi ông Kennedy đọc bài diễn văn “Tôi là một người Berlin” trong thời Chiến tranh Lạnh vào tháng Sáu năm 1963.

Ông Kennedy, người của đảng Dân Chủ, là một trong những nhân vật chính trị nổi bật nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.

Cha ông, Joseph, là một thương gia giàu có và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ của Tổng thống Franklin Roosevelt, bao gồm cả ghế đại sứ Hoa Kỳ tại Anh Quốc.

Hai người em trai của ông sau đó là thượng nghị sỹ Mỹ và tranh cử tổng thống. Một trong hai người, Robert, đã bị ám sát vào năm 1968. Edward Kennedy, người qua đời vào năm 2009, từng là người tiên phong trong các sự nghiệp tiến bộ như y tế công cộng.

Con gái cố Tổng thống John Kennedy, Caroline, hiện là đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản.

- Thông Tín Viên
Nguồn: BBC

 

-------o0o-------

 

Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?

"Một đời sống đẹp hơn"

"Thực tế là người dân đã rất thất vọng với các đời tổng thống tiếp theo," ông nói. "Lyndon Johnson, sự thất bại tại Việt Nam. Richard Nixon phải từ chức do bê bối Watergate. Gerald Ford chỉ làm tổng thống trong một thời gian ngắn ngủi. Jimmy Carter bị coi là một tổng thống thất bại."

"Hai ông Bush, một người thua sau chỉ một nhiệm kỳ, còn người thứ hai thì ra đi sau một đám mây bởi không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt trong Cuộc chiến Iraq, bởi bão Katrina tàn phá New Orleans, bởi sự đi xuống của nền kinh tế," ông nói thêm.

"Người dân muốn có một đời sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Họ muốn nghĩ rằng con cái họ sẽ làm tốt hơn. Và họ kết nối điều này với tuổi trẻ của Kennedy, với lời hứa hẹn, với khả năng thực hiện hóa của ông ấy."

"Ông qua đời ở tuổi 46 - ông ấy là một phiến đá trơn."

Cuốn sách mới nhất của Giáo sư Dallek, "Camelot"s Court", tập trung vào các cố vấn của JFK, đặc biệt là những ảnh hưởng của họ đối với chính sách đối ngoại.

Một trong những cấu hỏi "nếu như..." là Việt Nam.

"Đã có rất nhiều sử gia và những người khác sẽ nói cuộc chiến của Lyndon Johnson - kết thúc trong thảm họa - đã mở đầu trong thời Kennedy." ông nói.

"Johnson thực sự không có lựa chọn nào khác, đó chỉ là sự tiếp nối. Mặt khác, Kennedy đã bị những áp lực ghê gớm từ các cố vấn cũ, muốn tăng sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến đó trong thời gian 1.000 ngày ông nắm quyền," ông nói thêm.

"Nhân dân gây áp lực, đòi ông phải đưa lực lượng quân sự tới nơi và ông thì không muốn làm vậy. Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết."

"Vận mệnh quốc gia"

Nhưng ông nghi ngờ về việc Kennedy lẽ ra đã leo thang chiến tranh như những gì sau này diễn ra.

"Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ gửi 545.000 lính vào Việt Nam," ông nói.

"Thực sự là sau chiến dịch Vịnh Con lợn và Khủng hoảng Hỏa tiễn Cu Ba, đã có áp lực lên Kennedy từ phía quân sự đòi ông phải cân nhắc tới việc xâm chiếm Cuba."

"Họ nói với ông ấy rằng Khrushchev có thể đang giấu hỏa tiễn trong các hang động: "Ông vẫn phải tới đó."

"Cho nên họ đưa ra các kế hoạch dự phòng. Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra cho ông ấy một kế hoạch xâm chiếm và ông ấy đã viết cho McNamara."

"Ông ấy viết: "Bob, chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra với người Nga trong Cuộc chiến Mùa đông với Phần Lan, và những gì đã xảy ra với chúng ta tại Triều Tiên. Chúng ta có thể sẽ bị sa lầy," giáo sư Dallek nói thêm.

"Đó là những gì ông ấy nói về kế hoạch xâm chiếm Cuba. Cho nên ta có thể hình dung được cách ông ấy nghĩ về Việt Nam."

Ông cho rằng các học thuyết âm mưu vẫn còn đó, bởi mọi người không sẵn lòng chấp nhận là sự kém may mắn có thể gây tác động tới vận mênh của một quốc gia.

"Tôi không nghĩ rằng đất nước này đã vượt qua được cuộc ám sát ông ấy, một phần bởi đó là một cú đánh khủng khiếp đối với lòng tự trọng của đất nước. Người ta có cảm giác rằng đó không phải là điều chúng ta làm trong nền chính trị Mỹ," ông nói.

"Đây không phải là một nền cộng hòa giả tạo, chúng ta không có đảo chính, chúng ta không lật đổ chính phủ và giết các nhà lãnh đạo. Cho nên tới ngày nay, 95% người Mỹ tin rằng đã có một âm mưu, bởi họ phải tin rằng có một cái gì đó to lớn hơn diễn ra."

"Một người tầm thường như Oswald thì không thể sát hại được một người quan trọng như tổng thống. Đó là điều mà tôi cho là nhiều người nghĩ. Và đó không thể là điều ngẫu nhiên," ông nói thêm.

"Làm sao mà ông ta, Oswald, tài tình thế khi bắn được những phát đạn đó?"

"Thực sự là phát súng đầu tiên hạ gục Kennedy đã trúng vào cổ ông ấy. Ông ấy khi đó có mặc giá đỡ lưng, là thứ ông ấy luôn mặc khi xuất hiện trong các sự kiện công chúng nhằm chống chọi với chứng đau lưng khủng khiếp của mình," ông tiếp tục.

"Nếu như không mặc giá đỡ lưng, thì viên đạn đó đã khiến ông ngã nhào sang bên cạnh và viên đạn bắn vào đầu khiến ông thiệt mạng đã không bao giờ trúng đích."

Khi thời của thế hệ này qua đi, liệu ông ấy có vẫn giữ nguyên hình ảnh trong trí tưởng tượng của người Mỹ không?

"Nếu như chúng ta có một tổng thống khác, người có phẩm chất cao quý và được dân chúng yêu mến đến thế, điều mà các vị tổng thống khác gần đây không thể đạt được, thì tất nhiên Kennedy sẽ bị che mờ," ông nói thêm.

"Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bế tắc, vật lộn với tương lai, thì Kennedy vẫn sẽ là hiện tượng khiến công chúng hướng hy vọng, mơ ước và tưởng tượng tới."

 

 

Thông Tín Viên
(22/11/2013 - 9020 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Thông Tín Viên
174 - VietJetAir bị phạt vì (08/08/2012 - 18892 lượt xem)