XIN CHO TÔI GỌI

I. MƯỜI HAI TÂM THƯ

Có thể có nhiều NS chưa được đọc 12 bức Tâm Thư của HTTL gửi cho NS 34 năm về trước. PBN may mắn đã đọc và cũng may mắn còn lưu giữ một vài bức thư đó. PBN đã học tập rất nhiều từ Anh qua những tình thư và tâm thư anh gửi cho NS. Nên xin trích dẫn một vài đọan sau đây để ACE cùng đọc :

NGHĨA SINH VIỆT NAM
LÁ THƯ SỐ 3 - THÁNG 6-1974

Mến gửi :
- Hội Đồng Huynh Trưởng
- Các Phương Đòan NS tòan quốc
- Các Cơ sở Xã hội NS
Thân ái cùng các Trưởng và tòan thể NS các cấp,
Đây là lá thư thứ 3 anh gửi cho các em từ Hoa Kỳ ( Lá thư số 1 : tháng 4/74 , số 2 : tháng 5/74 và thư này số 3 : tháng 6/74 ) để gửi lời thăm tất cả các Trưởng và NS các cấp tại VN với lời cầu chúc luôn an vui và tiến bộ trong sự bảo trợ của Tạo Hóa, của hồn dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
1. Kể từ tháng 6/74, anh bắt đầu một cuộc sống mới : SỐNG TỰ LẬP. Chương trình hàng ngày của anh tại Hoa Kỳ :
- 06G00 : Thức-VSCN-Thể dục
- 07G00 : Điểm tâm, chuẩn bị tài liệu
- 08G00-12G00 : Phụ trách 70 trẻ bụi đời da đen
- 12G00-12G45 : Dùng trưa
- 12G45-17G00 : Phụ trách một nhóm thanh nhiên du đãng
- 17G00-19G00 : Cơm tối, chuẩn bị đi học
- 19G00-22G00 : Tại trường Đại học
- 22G00-23G00: Giặt ủi, làm việc chung
- 23G00-Làm việc cho NS ( thường đến 2 giờ sáng ).
Riêng Chủ Nhật, anh đi dự Thánh lễ và sau đó đi nói chuyện ( thuyết trình ) cho từng nhóm người Mỹ muốn tìm hiểu về VN. Ngày Thứ Bảy, anh phải đưa các em thuộc nhóm anh phụ trách đi các tiểu bang khác cắm trại, du ngọan . .
2. Ở bên này, anh tự nấu ăn, rửa chén, đi chợ, giặt ủi . . . TỰ LỰC 100%. Anh không hổ thẹn mà ngược lại HÃNH DIỆN VÌ MÌNH LÀ NGƯỜI VN, LÀ NGƯỜI NS tại đây . . .
3. Anh phải đi làm cả sáng lẫn chiều. Lý do : tiền học phí tại Hoa Kỳ đắt lắm (55.000 USD/1 năm) Lương anh hàng tháng 600 USD. Trừ đi mọi chi phí cộng kèm với học bổng nên mỗi tháng anh cũng dành giụm được khỏang 400 USD. Anh dự định sử dụng số tiền tiết kiệm này tối đa để làm một công tác xã hội cho Việt Nam, cho các CSXH/NS.
4. Một số bạn của anh “chê” cơm tiệm, “nhào vô” nhờ anh nấu cơm giúp, vì cơm anh nấu vừa rẻ lại vừa ngon ( cơm tiệm đắt lắm, lại phải di chuyển đi ăn nữa . . .). Dịch vụ này cũng giúp anh để dành được một chút tiền để làm việc xã hội cho NS.
5. Anh đã nhận được báo cáo của HĐHT, các PĐ, các cơ sở : Nghĩa Việt, Sống Hùng, Chánh Hưng. Và thư của Trưởng Nam, Trưởng Quang, Trưởng Minh, của sinh viên cư xá, của sv Khiết, của NS Cao Chánh Quyền, Tr. Lâm, Tr. Tuấn, Tr. Thảo v.v. . . Anh cảm ơn thật nhiều. Các bản báo cáo thật hữu ích và những tâm tình trong thư tràn đầy khích lệ . . .
….
6……
….
12 . Anh thành công vì đã áp dụng những TINH HOA NGHĨA SINH . . . Các em hãy tin tưởng NS để có được một cuộc sống hạnh phúc . . . Đừng hiểu NS là người khác, mà phải hiểu NS là CHÍNH TA và CHÍNH TA phải trở nên CHÍNH TA tức là NS.
* * * * * * *
Thân ái chúc các Trưởng và các NS luôn an mạnh, họat động tích cực cho NS tức là họat động tích cực cho CHÍNH CHÚNG TA và cho QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM thân yêu vậy.
Xin ơn TRỜI trả công bội hậu cho tất cả các em thân yêu hôm nay và ngày sau . . .

Thân ái chào hợp tác trong Nghĩa Sinh,
Nguyễn Trung Hiếu

II. XIN CHO ANH

Võ Thành viết : “Vì vậy tôi thiển nghĩ trong NS chúng ta, ai đáng thần tượng ta cứ thần tượng. Vì đó là gương sáng cho chúng ta cũng như gương tốt cho con cháu chúng ta noi theo ( dù tôi biết chắc rằng người anh đó rất khiêm nhường không dám nhận danh xưng “thần tượng” nầy đâu ).” Còn tôi, PBN viết: “Quyền xem ai là thần tượng là quyền của mỗi người. Mỗi lọai người, mỗi lứa tuổi, mỗi giai đọan có thể có những thần tượng khác nhau. Có những người ta coi thường mà kẻ khác xem là thần tượng thì xin cho họ có cái quyền đó.”

III. XIN CHO TÔI

Xin cho tôi được phép xem Anh là thần tượng (dù chắc chắn rằng Anh không bao giờ nhận danh xưng này, vì Anh luôn là người Anh khiêm tốn của chúng em). Em viết ít nhưng Anh hiểu nhiều như Đức Franciscan trong Kinh Hòa Bình đã dạy ta là như thế…

Chính lúc thứ tha là khi được tha thứ…
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại mình…

IV. XIN CHO CHÚNG TA

Xin cho chúng ta biết, Nghĩa Sinh là chính ta và chính ta phải trở nên NS. Xin cho chúng ta hiểu trọn vẹn lời nhắn nhủ của anh trong Tâm Thư số 3: “Các em hãy tin tưởng NS để có được một cuộc sống hạnh phúc . . . Đừng hiểu NS là người khác, mà phải hiểu NS là CHÍNH TA và CHÍNH TA phải trở nên CHÍNH TA tức là NS.”

Nghĩa Sinh = Chính ta
Chính ta = Chính ta
Chính ta = Nghĩa Sinh

Vì sợ chúng ta không hiểu tường tận tâm ý của anh nên trong lời kết thư, anh đã lặp tư tưởng của anh một lần nữa: “Thân ái chúc các Trưởng và các NS luôn an mạnh, họat động tích cực cho NS tức là họat động tích cực cho CHÍNH CHÚNG TA và cũng là cho QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM thân yêu vậy.”

Nghĩa Sinh = Chính chúng ta
Chính chúng ta = Quê hương Việt Nam
Nghĩa Sinh chúng ta = Quê hương Việt Nam

V. XIN CHO BIẾT NGƯỜI

PBN có một người bạn ở Mỹ kể về chuyện anh ta phải đóng thuế như sau: “Mấy tháng nay báo chí nói về sự suy thoái của sinh hoạt kinh tế trên thế giới. Từ đó nhiều người mới được đọc về nền thuế vụ tại Hoa Kỳ. Sau đây chỉ là một thí dụ nho nhỏ.”

Tôi lãnh được một đồng lương ( 1 USD )

THUẾ ĐỢT MỘT:

Tại HK, trước khi lấy 1 đồng lương của tôi, tôi phải trả những khoản tiền sau đây:
1. Thuế an sinh
2. Thuế y tế
3. Thuế thất nghiệp
4. Thuế lợi tức Liên Bang
5. Thuế lợi tức Tiểu Bang
6. Thuế lợi tức Địa Phương (một số thành phố)

THUẾ ĐỢT HAI:

Sau khi trừ các khoản thuế trên, 1 đồng của tôi bây giờ chỉ còn có khoảng 65 xu (tùy theo lợi tức cao thấp). Tôi cầm 65 xu nầy ra chợ mua đồ ăn, tôi phải trả 10% thuế mua hàng (sales taxes). Một đồng của tôi bây giờ chỉ có giá trị 58 xu rưỡi để mua đồ ăn thức uống. Còn nếu như tôi mua một chiếc cà rá cho vợ chẳng hặn, thì tiền thuế xa xỉ phẩm (excise taxes) cao lắm. Hôm nào lười đi ăn tiệm lại càng quá khổ, vì tôi không những phải trả thuế mua hàng (sales taxes) mà còn phải trả 15-25% tiền thưởng (tips) nữa.

THUẾ ĐỢT BA:

Chưa kể mỗi năm tiền bị lạm phát/mất giá 3%, tôi còn phải trả thêm nhiều khoản thuế khác nữa: Nếu bạn làm chủ một căn nhà, bạn phải trả thuế đất. Khá đắt, mấy ngàn đô một năm. Nếu bạn làm chủ một chiếc xe, bạn phải trả thuế đầu cho thành phố (city sticker) và thuế đuôi (state license plate) cho tiểu bang. Khi đổ xăng là bạn phải trả đủ mọi thứ thuế: thuế liên bang, tiểu bang, quận, và thuế thành phố mình mua xăng.

THUẾ ĐỢT BỐN:

Khi bạn qua đời, để lại một cái nhà cho con: người con phải đóng thuế di sản. Có nhiều người bảo, đã chết rồi mà còn không yên, phải chồm dậy đóng “thuế chết” (dead taxes) nữa. Như vậy 1 đô bạn làm ra được, bây giờ còn bao nhiêu???
I. U.S. Federal taxation
   1. Federal income tax
   2. Payroll taxes
       a) Social Security tax
       b) Medicare tax
       c) Other payroll taxes
   3. Corporate income tax
   4. Transfer taxes
   5. Excise taxes
II. U.S. State and local government taxation
   1. Income
   2. Sales
   3. Property
   4. County tax
   5. City tax

VI. XIN CHO BIẾT MÌNH

Từ câu chuyên anh bạn của tôi kể trên (BIẾT NGƯỜI), chúng ta học được những gì cho riêng ta (BIẾT MÌNH)?
BIẾT MÌNH MỘT: VIỆT GIÁ TRỊ HƠN MỸ
Đồng tiền đô chúng ta nhận được ở VN có giá trị hơn ở Mỹ. Bởi vì người chị bà con mình cho mình 10 đô thì họ phải có gần 20 đô mới cho mình được 10 đô chứ. Họ phải đóng thuế! Vì vậy, nếu Anh gửi về cho NS 1 ngàn đô trong 15 năm qua thì chúng ta phải nhận chân giá trị của sự lao tác, không phải chỉ 15 ngàn đô, mà phải hơn thế nữa.
BIẾT MÌNH HAI: MỸ GIÁ TRỊ HƠN VIỆT
Như đã trình bày ở trên, người Mỹ phải đóng thuế hàng năm rất cao, thế mà Tổng Thống John F. Kenedy còn thách thức dân chúng HK trong bài diễn văn nhậm chức Tổng Thống của Ông:

“Đừng hỏi nước Mỹ đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi
Bạn đã làm gì cho nước Mỹ ?”

Cá nhân PBN từ ngày vào NS tới giờ chưa phải “đóng thuế” gì cho NS cả. Không những thế, PBN lại được tham dự nhiều khóa huấn luyện (miễn phí), nhiều trại công tác, nhiều trại sinh hoat… “vô giá.” – không có giá nào trả được cả. Tổng Thống Kenedy còn có lương cao, được cấp nhà, cấp xe, cấp máy bay miễn phí, có người hầu kẻ hạ, và cả khi về hưu ngay sau nhiệm kỳ Tổng Thống còn được hưởng tiền hưu dưỡng, bảo hiểm sức khỏe và nhà ở suốt đời. Thậm chí lúc nào cũng có người hầu kẻ hạ và nhiều cận vệ tinh nhuệ được nhà nước trả lương để phục vụ hàng ngày, hàng đêm...
Còn các Trưởng NS của chúng ta có được “hưởng” gì không? Đã làm việc KHÔNG công, KHÔNG lương rồi mà còn phải trả tiền xe đi về cho khóa huấn luyện, hoặc phải “bao” đàn em mình nữa là đàng khác. Có một Trưởng ở miền trung nói rằng: “Chưa bị chửi là còn may lắm đó ! ! !” Thưa các bạn: Đó là hình ảnh đáng thương đáng mến của các Trưởng NS của chúng ta… DQN, NLD, NHL, NCM, QBT, NTH… Như vậy công bằng mà xét thì các trưởng nhà mình có dư đủ tư cách để thỏ thẻ vào tai mỗi người chúng ta mà rằng:

“Đừng hỏi NS đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi
Bạn đã làm gì cho NS ?”

PBN mong các bạn lắng nghe, suy tư, cảm nhận, rồi thể hiện câu trả lời của mình bằng một (một thôi) hành động thân thương, hòa ái, êm đềm… cho NS hôm nay, NS ngày mai, và NS mãi mãi về sau.
Mong lắm thay !

Phan Bích Ngọc
(21/11/2008 - 1227 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Phan Bích Ngọc
1 - Hạnh phúc gặp lại nhau… (19/01/2018 - 897 lượt xem)
2 - MỘT THÔNG TIN NGẮN (27/08/2009 - 1139 lượt xem)
3 - XIN CÁM ƠN VÀ CA NGỢI ! (15/07/2009 - 1182 lượt xem)
5 - Mừng Xuân này nhớ Xuân xưa . . . (21/02/2009 - 1181 lượt xem)
6 - HÂN HOAN HỌP MẶT ĐẦU XUÂN (23/01/2009 - 1179 lượt xem)
7 - CHO ĐỜI THÊM HOA [Phan Bích Ngọc] (17/12/2008 - 1098 lượt xem)
8 - ĐÃ CÓ MỘT TRƯỞNG NHƯ THẾ ! (24/11/2008 - 1213 lượt xem)
9 - ĐÃ CÓ MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ ! (21/11/2008 - 1252 lượt xem)
11 - MỘT LẦN TẠ ƠN VỚI ĐỜI (31/10/2008 - 1176 lượt xem)
12 - ĐÃ CÓ MỘT LẦN NHƯ THẾ ! (27/10/2008 - 1173 lượt xem)
13 - ĐÃ CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ ! (13/10/2008 - 1179 lượt xem)
19 - ĐÃ CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ ! (29/08/2008 - 1168 lượt xem)