Viết về một thời Nghĩa Sinh: Ý nghĩa cao quý của Cấp hiệu Nghĩa Sinh
Viết về một thời Nghĩa Sinh: Ý nghĩa cao quý của Cấp hiệu Nghĩa Sinh
Trong Nghĩa Sinh có HUY HIỆU, CẤP HIỆU, CHUYÊN HIỆU, ĐẶC HIỆU, NHIỆM HIỆU…
Cấp hiệu thể hiện thâm niên, trách nhiệm và trình độ của một Nghĩa Sinh.
Cấp hiệu được mang ở vai nếu là Trưởng Nghĩa Sinh và mang ở túi phải nếu là Nghĩa Sinh.
Cấp hiệu, có 9 bậc, chia làm 3 lọai:
I. Đẳng:
- Hình thức: là một hình chữ nhật trong có hình tam giác.
- Ý nghĩa: Hình chữ nhật ở ngòai biểu thị sự công bình, ngay thẳng.
Tam giác ở trong là chữ delta trong tiếng Hy Lạp, chữ đầu của từ dikaiosune, có ý nghĩa là CÔNG CHÍNH (justice, fairness, righteousness).
- Gồm 3 bậc Sơ Đẳng, Trung đẳng, Thượng đẳng.
II. Cấp:
- Hình thức: Hình tam giác ở ngòai, bên trong có chữ E.
- Ý nghĩa: Hình tam giác có ý nghĩa như đã nêu trên là sự công chính. Chữ E viết tắt của chữ eirene trong tiếng Hy Lạp mang ý nghĩa trạng thái BÌNH AN (peace, harmony, tranquility)
- Gồm 3 bậc Sơ cấp, Trung cấp, Thượng cấp.
III. Phẩm
- Hình thức: Hình ngôi sao sáu cạnh do hai tam giác hợp thành. Ở giữa có chữ X.
- Ý nghĩa: Hai tam giác chứng tỏ sự công chính đã hòa hợp với yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn… Ngôi sao 6 cánh tượng trưng cho ánh sáng dẫn đường của người lãnh đạo. Chữ X ở giữa là từ chữ xara trong tiếng Hy Lạp, mang ý nghĩa biểu lộ NIỀM VUI (happiness, joy, pleasure).
- Gồm 3 bậc Sơ phẩm, Trung phẩm và Thượng phẩm
---o0o---
Cố Trưởng NS Trương Cam (nguyên Chuyên Đoàn Trưởng Nghĩa Sinh Dấn Thân kiêm Quản đốc Trung tâm Nghĩa Sinh Sống Hùng tại Trại Hướng Thiện Chánh Hưng) trong bộ đồng phục Nghĩa Sinh với Cấp Hiệu Nghĩa Sinh trên đôi vai.
Ý NGHĨA TÒAN BỘ HỆ THỐNG CẤP HIỆU NGHĨA SINH
- Khi làm một việc CÔNG CHÍNH, chúng ta sẽ có được sự BÌNH AN trong tâm hồn (và ngược lại, khi làm một việc BẤT CHÍNH, chúng ta sẽ cảm thấy BẤT AN trong tâm hồn).
- Khi tâm hồn chúng ta được BÌNH ANH thì NIỀM VUI sẽ đến với chúng ta (và ngược lại, khi ta cảm thấy BẤT AN vì đã làm điều BẤT CHÍNH thì NỖI BUỒN sẽ đến với chúng ta vì bồn chồn, lo âu, sợ hãi).
- Và có được NIỀM VUI thanh thản, thường hằng và bất tận là có hạnh phúc.
Tóm lại, kết quả của làm việc CÔNG CHÍNH là NIỀM VUI (HẠNH PHÚC):
CÔNG CHÍNH đem đến => BÌNH AN và BÌNH AN mang lại => NIỀM VUI = HẠNH PHÚC
Và ngược lại, hậu quả của làm việc BẤT CHÍNH là NỖI BUỒN (BẤT HẠNH):
BẤT CHÍNH đem đến => BẤT AN và BẤT AN mang lại => NỖI BUỒN = BẤT HẠNH
Đó là một trong những bài học giá trị cho tất cả chúng ta mà người viết đã học hỏi được từ Nghĩa Sinh trong hơn 50 năm qua (1968-2019).
- Luật sư Phan Bích Ngọc (trích HUẤN NGHĨA đệ nhất cấp)
*Nguồn: facebook.com/bichngoc.phan
*Ban TT/NS cập nhật một vài chi tiết