“Một hòn đá lăn sẽ chẳng bao giờ có rêu” - “A rolling stone gathers no moss”

“Một hòn đá lăn sẽ chẳng bao giờ có rêu”

“A rolling stone gathers no moss”

Wolfgang Mieder, chuyên gia hàng đầu thế giới về cách ngôn, bị tác động sâu sắc bởi câu “Với mỗi ngươi có một cách đối xử tương xứng” (Different strokes for different folks) tương ứng với câu cách ngôn Việt Nam “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Câu này dẫn đầu danh sách những câu cách ngôn nổi tiếng thuộc mọi thời đại của riêng ông vì nó rất Mỹ. Ông nói: “Câu ấy không bảo ta những gì mà ta hãy làm”.

Văn phòng của Mieder trong ngôi nhà của ông nằm trên sườn đồi thuộc bang Vermont là một thư viện riêng, lớn nhất thế giới về cách ngôn - 5.000 đầu sách, các bài luận văn tiến sĩ, các bài chuyên khảo và các bài báo. Nó cũng lưu trữ 8.000 phim đèn chiếu về cách ngôn thuộc nghệ thuật, quảng cáo và các lĩnh vực khác, gồm các khăn lau đĩa.

 “Bạn định rõ giá trị của nó”, ông Mieder nói. “Bạn có thể hỏi tôi ‘có quảng cáo nào sử dụng cách ngôn không?’ Và tôi có thể tìm trong các tài liệu lưu trữ, nói với bạn ‘có chứ’ - “Lái xe một lần bằng mô tả chiếc xe một ngàn lần.’” Câu này dùng để quảng cáo cho xe Fort T-bird đời 1984”, khẩu hiểu này là dị bản từ câu “Một hình ảnh đáng giá ngàn từ”, câu này do ông Fred R. Barnard thuộc Công ty Quảng cáo xe lửa trên đường phố ở Thành phố New York nghĩ ra vào năm 1921, để ủng hộ cho việc đưa hình ảnh vào quảng cáo.

Ông Mieder sẽ nói với bạn rằng cấu trúc của cụm từ “một hình ảnh” (one picture) phù hợp với motip được phổ biến rộng rãi “một cái gì đó đáng giá bằng nhiều cái gì khác.” (one of something is worth vast number of something else) Và ông có thể nêu ra những ví dụ khác như “Môt trí tuệ khôn ngoan hơn trăm bàn tay lực.” - cách ngôn Anh (One good head is better than a hundred strong hands); “Có một người bạn tốt còn hơn có ngàn lạng bạc.” - cách ngôn Hylạp (A good fiend is better than a thousand silver pieces); “Của lương thiện đáng giá gấp ngàn lần của phi nghĩa” - cách ngôn Đức (A single penny got is worth a thousand that are not.”

 “Cách ngôn được kết tinh của từng chút khôn ngoan”, Ông Mieder nói, ông bổ sung thêm các câu này có trung bình khoảng 7 từ, mang nhiều lớp nghĩa và được áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Nếu “sự vắng mặt làm người ta thương nhau hơn,” (Absent makes the heart grow fonder) thì tại sao chúng ta lại nói “Xa mặt cách lòng”? (Out of sight, out of mind” và nếu “kẻ nào ngập ngừng sẽ thua” (He who hesitates is lost), thì tại sao chúng ta lại phải “nhìn trước khi nhảy”? (Look before you leap.”) Ông Mieder nói chúng ta hãy hài hoà và tìm cách tạo cho những câu cách ngôn tương xứng với nhau. “Chúng ta chọn câu cách ngôn phù hợp với hoàn cảnh.” Định nghĩa được ông ưa thích là: “Một câu cách ngôn là một lời nói súc tích về một sự thực hiển nhiên, được lan truyền.” (A proverb is a concise statement of an apparent truth that has currency.)

Ông Mieder nói ngày nay “mức độ hiểu biết cách ngôn” bị giảm sút. Thanh niên ngày nay ngày càng biết ít hơn những những ngạn ngữ cổ, đó là điều tệ hại vì những câu cách ngôn là một phần chất kết dính xã hội của một đất nước. Mặt khác những câu cách ngôn mới được nảy sinh, như câu “Đầu nào vào thì cho đầu ra ấy” của thời đại máy điện toán, và nhạc bình dân đóng vai trò trong ngân hàng cách ngôn. Mieder nói: “Có bài ‘Like a Rolling Stone’ (Như hòn đá lăn) của Bob Dylan, và bài ‘Apples Don’t Fall Far From the Tree’ (Những trái táo không rơi xa gốc) của Cher.”

Khi 16 tuổi, Mieder đến sống với một gia đình ở thành phố Detroit trong một năm và tiếp tục học ở đó. Sau khi hoàn thành bậc trung học, Mieder được học bổng học tại Đại học Olivet ở Michigan, tai đây ông đỗ thủ khoa. Trong lúc học chương trình tiến sỹ về Đức ngữ tại Đại học Michigan, ông gặp vợ tương lai của ông, bà Barbara, một bạn học đồng cấp tiến sĩ. Và, trong một cuộc thảo luận về văn hoá dân gian Đức, Mieder đã phát hiện ra những câu cách ngôn.

Ông nói : “Nó dường như quen thuộc đối với tôi, chất liệu thế nào, cấu trúc ra sao, lịch sử của chúng, và tại sao chúng có mặt ở mọi lĩnh vực - từ thi ca tới nghệ thuật, tâm lý học, chính trị học và quảng cáo.”

Sức khoẻ tinh thần và chỉ số thông minh đôi khi được đo lường bằng cách người ta giải thích những câu cách ngôn. Những trắc nghiệm về sự hiểu biết cách ngôn như vậy được sử dụng từ đầu thập niên 1900, với sự tin tưởng rằng những người bị rối loạn tâm thần, đặc biệt là chứng tâm thần phân liệt, không thể hiểu được ý nghĩa trừu tượng của một câu ngạn ngữ. Tương tự như thế, một số nhà tâm lý học dùng ý nghĩa trừu tượng của cách ngôn để đo lường trí thông minh.

Tuy nhiên Mieder và những người khác đã đặt nghi vấn về giá trị của cách ngôn trong việc trắc nghiệm tâm lý. Họ lưu ý rằng nhiều câu cách ngôn không phù hợp với xã hội đổi thay của chúng ta. Một thanh niên sống ở thành phố có bao giờ thấy con gà Rhode Island Red có thể lung túng khi giải mã câu cách ngôn “Đừng bao giờ kêu cục tác, trừ khi nào đi đẻ.” – “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.” (Never cackle unless you lay.) Dân tộc tính cũng có thể ảnh hưởng đến cách diễn dịch một câu cách ngôn. Chẳng hạn người Tô Cách Lan thường cho rằng “một hòn đá lăn sẽ chẳng bao giờ có rêu” (a rolling stone gathers no moss) như để ca ngợi đức tính của hành động nhằm đối lại một cuộc sống tĩnh tại. Nhưng người Anh xem ra câu cách ngôn đó hàm ý rêu mọc nhiều và đẹp trên một tảng đá bên bờ suối, một ẩn dụ ca ngợi truyền thống và tính ổn định.

Quả thật, một trong những dự án của Mieder là thiết lập “một số tối thiểu những câu cách ngôn” thông dụng như vậy - có khoảng 300 câu cách ngôn thông dụng nhất ở Mỹ. “Tôi đã thực hiện những phân tích theo thống kê, đã hình dung ra những câu cách ngôn nào đặc biệt thường được dùng trong văn học Hoa Kỳ ở thế kỷ 20.” Một số câu thường xuất hiện là: “không nên thả mồi bắt bóng” (A bird in the hand is worth two bird in the bush); “trâu chậm uống nước đục” (the early bird catches the worm); “làm phúc nơi nao, cầu ao không ngó” (Easy come, easy go); “công việc là trên hết” (Business before pleasure). Ông nói: “Việc thiết lập một số tối thiểu những câu cách ngôn của Hoa Kỳ sẽ giúp những người nhập cư dễ dàng cho việc học tiếng Anh hơn.”

- Joseph Tu Nac

Nguồn: emty.org

 

 

Joseph Tu Nac
(09/12/2012 - 3115 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Joseph Tu Nac
1 - Tuổi trẻ cần được tự do suy nghĩ (24/01/2014 - 797 lượt xem)