Cây cỏ cũng có cảm giác và bản năng tự vệ

 

Cây cỏ cũng có cảm giác và bản năng tự vệ

 

Bóng gương lấp loáng dưới mành,

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

Hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) viết môt khúc ngâm để kể chuyện người cung nữ diễm kiều được vua thương, nhưng sau bị ruồng bỏ. Cô cung nữ có sắc đẹp khuynh thành. Khi chưa tiến cung, biết bao Vương Tôn, Công Tử ước mơ được cưới nàng. Với sắc đẹp mê hồn khiến bao chàng trai thèm muốn, đến cỏ cây cũng rạo rực tình mây mưa khi thấy nàng lấp loáng trong phòng the:

Bóng gương lấp loáng dưới mành

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

(Cung Oán Ngâm Khúc - Nguyễn Gia Thiều)

Người đương thời bảo Nguyễn Gia Thiều là giầu tưởng tượng. Môc thạch (gỗ đá) thì làm gì có tình?

Nhưng, đến năm 1996, Cleve Backster, người Mỹ đã nghiên cứu về cây cỏ. Lời tuyên bố của ông đã làm sửng sốt nhiều người:

"Cây cỏ có trực giác tâm linh. Chúng có tình với nhau, có ân oán với người và chúng còn biết cảnh giác với những thú vật nguy hiểm đến gần..."

Backster là môt khoa học gia. Hơn ba chục năm trước ông đã sáng chế ra máy dò nói dối (lie detecter or polygraph). Căn bản của máy là dựa vào những thay đổi về mạch đập của tim, những nhịp thở bất thường khi người bị thẩm vấn có những điều uẩn khúc, có những chuyện muốn giấu giếm, không muốn nói thật...Cơ quan Tình Báo Trung Ương (CIA) dùng lie detector để điều tra những nghi can. Họ thấy máy này đem lại kết quả tốt, nên năm 1996, Backster được mời ra công tác với chức vụ Giám đốc Trường Huấn Luyện Dò Nói Dối và Sở Nghiên Cứu Backskter (Polygraph Instruction School and The Backster Reseach Foundation) ở thành phố San Diego tiểu bang California . Từ đó tên ông được nhiều người nhắc đến. Nhưng ông chỉ thật sự nổi danh và được các khoa học gia thế giới cảm phục khi tình cờ phát giác: cây cỏ có trực giác tâm linh.

Backster vốn là người thích chơi bonsai. Môt buổi chiều chủ nhật, nhàn rỗi, ông ngồi ngắm những cây cảnh trong nhà. Cây nào cũng được ông nâng niu chăm sóc. Ông bỗng để mắt tới cái cây trong chậu ở cuối phòng, có lá to và dày như lá đa. Với sự tò mò của nhà khoa học, Backster thử cắm môt đầu điện cực của điện kế (alvanometer) vào chiếc lá và đầu kia xuống đất; rồi tưới nước xem sao? Ông nghĩ rằng đất thì khô, mấy tuần quên tưới. Chắc cái cây này được tưới thì sẽ sung sướng lắm! Nhưng cái kim địên kế vẫn không nhúc nhích. Môt ý nghĩ khác chợt lóe lên: Ta thử đốt chiếc lá này xem sao? Nghĩ vừa dứt, tức thì kim điện kế nhẩy lên. Ông tự hỏi, chẳng lẽ ta nhìn lầm. Chẳng lẽ lá cây mà đọc được tư tưởng con người?

Nghĩ như vậy ông thử lần thứ hai. Tay cầm hộp quẹt như sắp sửa đốt chiếc lá, nhưng Bakster tự nhủ sẽ không đốt, thì kim điện kế cũng không nhúc nhích.

Lần thứ ba , ông nhất định sẽ đốt chiếc lá. Lúc đó, trong phòng lặng gió, nhưng kim địên kế bỗng nhiên lại nhẩy mạnh.

Nhìn chiếc lá bị đốt một phần, Backster thấy vui trong lòng vì tình cờ mà biết được cây cỏ hiểu được ý định con người. Sự khám phá đó làm ông thích thú hơn là phát minh ra máy dò nói dối hơn ba thập niên trước.

Ông muốn công bố ngay cho mọi người biết. Nhưng ông kịp ngừng lại. Thái đô đúng của nhà khoa học là phải thử nghiệm đầy đủ, khách quan, để không đưa tới kết luận sai lầm, thiên kiến...

Sau nhiều thực nghịêm với 25 loại thảo môc khác nhau gồm có cả củ, quả, lá... Backster mới chính thức công bố rằng: Cỏ cây có tình cảm, có trực giác, có tâm linh bén nhậy.

Ông Ingo Swann, môt nhà sinh vật học (biologist) theo dõi các nghiên cứu của Backster. Swann viết trong quyển The Real Story (Chuyện Có Thật), Quyển sách được xuất bản ngày 15-11-1998, trong đó có đoạn:

Sự nghiên cứu của Backster khởi đầu chỉ là môt khám phá hầu như tình cờ vào năm 1996 là thực vật có khả năng tri giác và đáp ứng tự nhiên những cảm xúc của con người... Những cây cỏ của bạn, biết là bạn đang nghĩ gì. (His reseach started with the 1996 almost accidental rediscovery, plants are sentient and respond to the spontaneous emotions of relevant humans... Your plants know what you are thinking.)

Backster còn cho biết thêm là cây cỏ cũng biết đề phòng những bất trắc. Môt con chó bất thần bước vào phòng, một con nhện đến gần cây, thì lá cây có phản ứng ở điện kế. Khi đuổi chó, đuổi nhện đi thì điện kế lại trở lại bình thường. Khi sống cạnh nhau, cây để ý canh chừng nhau, nhưng khi động vật tới gần, mối nguy gần hơn, cây cỏ quay sang canh chừng đông vật.

Môt gia đình sống an vui hạnh phúc thì cây cỏ trong nhà thường tươi tốt. Cái tương tác giữa cây và người làm cho cả hai đều khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao những cây mọc gần nhà thường tươi tốt hơn những cây ở xa.

Nếu Backster chứng nghiệm được tâm linh cây cỏ thì kỹ sư Semyon Davidovich Kirlian (1900-1980), sinh tại tỉnh Krasnoda, xứ Amenia nước Nga cùng vợ là Valentina đã phát minh ra máy chụp hào quang cây cỏ. Máy này có tên là Kirlian Electrophotographic Camera, hay gọi tắt là Máy Kirlian. Ông bà đã áp dụng từ trường của điện vào thuật chụp hình sinh thực vật (bio-electrography). Môt tấm ảnh chụp chiếc lá của Máy Kirlian hiện ra như môt thế giới điểm sáng. Chung quanh chiếc lá là hào quang (corona). Những tia lửa nhỏ mầu ngọc lam, mầu da cam, phát ra từ trung tâm đi theo những kinh xác định. Cây càng lớn thì hào quang càng rực rỡ và trường sinh lực (bio-field) càng mạnh. Trường sinh lực chính là cái sức mạnh vô hình của thảo môc. Có những tiều phu vừa đốn xong môt đại thụ, bỗng hộc máu, lăn đùng ra chết. Có thể người này chặt phải cái cây có trường sinh lực quá mạnh!

Chính vì biết rõ sức mạnh huyền bí đó, nên người xưa đã khuyên răn hậu thế phải cẩn thận với những nghề chặt cây, đó là môt trong những nghề nguy hiểm nhất:

Nhất Phá Sơn Lâm,

Nhì Đâm Hà Bá.

Trong tín ngưỡng nhân gian, ta có tục thờ cây đa. Bên gốc đa già thường có cái miếu nhỏ đặt môt bát hương, chiếc bình vôi để hương khói cho thần linh. Cây lớn có thần lớn, cây nhỏ cóthần nhỏ (Thần cây đa. Ma cây gạo). Nếu nói theo khoa học thì, cây lớn có trường sinh lực lớn. Cây nhỏ có trường sinh lực nhỏ.

Môt số khoa học gia người Nga còn đi xa hơn. Họ thực nghiệm rằng thứ rau (vegetable) nào có hào quang càng sáng thì càng nhiều bổ dưỡng ẩm thực. Những tấm hình của Kirlian cho thấy rau sống có hào quang hơn rau luộc. (A Kirlian photograph of a raw vegetable shows a brighter and more defined corona than cooked one. )

Bác sĩ Bircher Benner, người đổi mới những bữa ăn điểm tâm là không nấu chín thức ăn trong dưỡng đường của ông tại Thụy Sĩ. Ông khuyên, thức ăn tươi nên dùng trước bữa ăn đã nấu chín, ông tin chắc thức ăn tươi là kích thích họat động điện của tế bào, vì vậy làm tăng cường sinh lực như toàn bộ tiêu hóa được tốt hơn. (Dr. Bircher Benner, innovator of swiss muesli for use in his clinic in Switzerland, advised that raw foods always be taken first, before cooked meal. He believed that raw foods stimulate the elctrical activity of cells thereby enhancing the vitality as well as improving the whole disgestive process. )

Qua những sự nghiên cứu của Backster, Swann, Lewis, Kirlians... Chúng ta rút ra môt hệ luận, không gian tâm linh tuy vô hình nhưng có tác dụng. Những ý nghĩ thầm kín của chúng ta vẫn lặng lẽ tạo nghiệp. Đối với những người hiểu luật nghiệp báo, hiểu rõ sức ảnh hưởng của tư tưởng và môi trường chung quanh thì họ sẽ giữ tâm hồn để không bị nhiễm bẩn bởi các dòng tư tưởng xấu xa, độc ác, đồng thời họ chân thành cầu nguyện cho mọi người đều tốt đẹp. Họ thường rải tâm từ bi đến muôn loài -- từ con người, con thú đến tận cây, cỏ, lá, hoa.

- Nguyễn Mộng Khôi

 

 

Nguyễn Mộng Khôi
(14/09/2012 - 1630 lượt xem)