Nghệ thuật sống khỏe, sống lâu: Tuổi thọ của một người sống lành mạnh, chan hoà, vui vẻ cũng giống như một cái bóng đèn

 

Nghệ thuật sống khỏe, sống lâu: Tuổi thọ của một người sống lành mạnh, chan hoà, vui vẻ cũng giống như một cái bóng đèn

 

Tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quá trình sinh họat, vui chơi của người đó.Tuổi thọ của một người sống lành mạnh, chan hoà, vui vẻ cũng giống như một cái bóng đèn. Chúng ta có thể làm một phép tính so sánh như thế này:
 
Chúng ta có thể làm một phép tính so sánh như thế này:

Ví dụ: Một cái bóng đèn có tuổi thọ là 3.000 giờ.

Nếu mỗi ngày chúng ta mở đèn (sử dụng) 10 giờ thì chúng ta có thể (sử dụng) trong khoảng thời gian là 300 ngày. Nếu chúng ta mở đèn mỗi ngày 24/24 giờ thì chúng ta sử dụng được nó trong 125 ngày.

Tuy là cùng một giờ sản xuất, nhưng do môi trường sử dụng, người sử dụng và mục đích sử dụng nên mỗi bóng đèn có tuổi thọ dài ngắn khác nhau.

Tại sao thời gian trôi nhanh hay thời gian trôi chậm!?

Thời gian trung bình mà Trái Đất quay 1 vòng quanh trục mất 24 giờ. Trong đó 12 giờ là trời sáng, 12 giờ là trời tối. Nhưng do chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo từng giai đọan khác nhau nên tuỳ vào từng mùa, thời gian trời sáng và thời gian trời tối chênh lệch nhau... Trong dân gian Việt Nam có câu “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy.

Chu kỳ của Trái Đất luôn luôn có 24 giờ quay quanh trục. Vậy tại sao thời gian trôi nhanh, thời gian trôi chậm?

Thời gian trôi chậm là vì thời gian chúng ta mở mắt (thức và làm việc) nhiều.

Thời gian trôi nhanh là vì thời gian chúng ta nhắm mắt (ngủ) nhiều.

Khi chúng ta ngủ, hệ thần kinh tạm thời ngưng hoạt động hoặc làm việc ít hơn khi chúng ta thức. Khi chúng ta ngủ, chúng ta không có cảm nhận về thời gian, nhất là với giấc ngủ “sâu”.

Trong dân gian Việt Nam còn có câu: “Có thức đêm mời thấy đêm dài”. Quả thật, “có thức đêm mới thấy đêm dài”. Chúng ta có thể làm một thí nghiệm nhỏ như thế này để cảm nhận thời gian trôi nhanh, thời gian trôi chậm.

Hãy làm thí nghiệm với khỏan thời gian 1 tuần, hoặc 1 tháng!

Bắt đầu một tuần mới, chúng ta hãy thức dậy vào lúc 5 giờ sáng của ngày thứ nhất trong tuần đó. Tập thể dục, đọc báo, làm việc, vui chơi, xem tivi, làm việc bên máy vi tính... Hãy làm bất cứ việc gì, trưa không ngủ, cứ làm việc và vui chơi như thế đến tối, rồi khuya hãy kết thúc tất cả và đi ngủ lúc 2 giờ sáng của ngày hôm sau. Ngủ 3 tiếng, đến 5 giờ dậy, và tiếp tục chu kỳ tập thể dục, đọc báo, làm việc... Đến 2 giờ sáng ngày hôm sau đi ngủ.

Cứ thế bạn hãy làm trong 1 tuần, bạn hãy ghi chép lại. Bạn sẽ thấy hết tuần rất lâu, thời gian trôi thật chậm.

Ngược lại, cũng trong 1 tuần, bạn thức dậy vào lúc 6:30 sáng, tập thể dục, ăn sáng, đọc báo, đi làm, vui chơi, xem tivi… Nhưng khi nào có thời gian rảnh bạn hãy ngủ một giấc, vào bất cứ lúc nào, có thể bỏ qua việc vui chơi, giải trí để dành cho việc ngủ. Và buổi tối bạn hãy đi ngủ thật sớm, kết thúc tất cả vào lúc 9:00 tối. Lên giường và ngủ đến 6:30 dậy. Cứ làm như thế trong 1 tuần, bạn sẽ thấy 1 tuần qua rất mau, thời gian trôi nhanh.

Như vậy, thời gian trôi nhanh hay chậm là do quá trình sinh hoạt của mỗi người. Và do chúng ta làm việc nhiều, chiếm khoảng thời gian 1 ngày quá nhiều, hãy làm một phép tính đơn giản sau:

Lấy mốc thời gian trung bình mỗi ngày chúng ta làm việc, vui chơi trong 16 tiếng, và ngủ 8 tiếng. Kết thúc lúc 100 năm, chúng ta có:

Thời gian làm việc: 100 x 365 x 16 = 584.000 giờ

Thời gian ngủ: 100 x 365 x 8 = 292.000 giờ

Nếu mỗi ngày chúng ta làm việc, vui chơi ít hơn, trong 12 tiếng, và ngủ 12 tiếng. Kết thúc lúc 584.000 giờ làm việc chúng ta có tuổi thọ:

Thời gian làm việc: 100 x 365 x 12 = 438.000 giờ

=> Tuổi thọ trung bình sẽ kéo dài thêm:

584.000 – 438.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6.083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Thời gian ngủ: 100 x 365 x 12  = 438.000 giờ

Số giờ ngủ kéo dài thêm:

438.000 – 292.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6.083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Vậy tuổi thọ sẽ kéo dài là 116,7 năm

Nếu mỗi ngày chúng ta làm việc, vui chơi nhiều hơn, trong 20 tiếng và ngủ 4 tiếng. Kết thúc lúc 584.000 giờ làm việc chúng ta có tuổi thọ:

Thời gian làm việc: 100 x 365 x 20 = 730.000 giờ

=> Tuổi thọ trung bình sẽ giảm đi:

730.000 – 584.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Thời gian ngủ: 100 x 365 x 4  = 146.000 giờ

Thời gian ngủ giảm:

292.000 – 146.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6.083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Vậy tuổi thọ sẽ giảm đi còn 83,3 năm

Từ đó ta có công thức chung:

Tuổi thọ một người tăng hay giảm có độ lớn thời gian như sau:

Giá trị tuyệt đối


l  TWup – 584.000  l = TL
Nếu TWup > 584.000 thì TL tuổi thọ giảm
Nếu TWup < 584.000 thì TL tuổi thọ tăng

Trong đó:
TWup: là thời gian thức (làm việc, giải trí...) (Time: wake up)
TL: là thời gian tuổi thọ được kéo dài hay giảm đi (Time: life)

Hoặc:

Giá trị tuyệt đối

l  TSl – 292.000  l = TL
Nếu TSl > 292.000 thì TL tuổi thọ tăng
Nếu TSl < 292.000 thì TL là tuổi thọ giảm

Trong đó:
TSl: là thời gian ngủ (Time: sleep)
TL: là thời gian tuổi thọ được kéo dài hay giảm đi (Time: life)

Đây là công thức tuổi thọ trung bình tăng giảm dành cho những người sống lành mạnh, chan hoà, vui vẻ, sức khoẻ tốt.

Đối với người hay cáu giận, suy nghĩ nhiều, làm việc quá sức... Công thức tuổi thọ trung bình trên sẽ không đúng. Mà hãy trừ thêm khoảng thời gian hay cáu giận, làm việc quá sức...

Chính những người thức nhiều ngủ ít, thấy thời gian trôi qua mau sẽ dễ lão hoá hơn người ngủ nhiều thấy thời gian trôi chậm, tuy cùng khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, nếu cứ ăn rồi ngủ, không vận động, hoặc không làm việc sẽ sinh ra những chứng bệnh khác. Hãy sống lành mạnh, ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ tốt, làm việc đều, suy nghĩ điều độ, sống vui tươi, giảm cáu gắt, kèm thêm với khoảng thời gian ngủ nhiều sẽ giúp chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ, sự trẻ trung. Ngược lại, chúng ta sẽ làm tuổi thọ ngắn đi, chúng ta mau già và chết sớm.

Hãy nhìn vào cái bóng đèn. Tuỳ vào môi trường, mục đích sử dụng mà tuổi thọ sẽ lâu năm hay ít tháng.

Một điều hiển nhiên, nếu chúng ta thức nhiều, làm việc nhiều thì sẽ có nhiều tiền hơn, kinh tế và xã hội sẽ phát triển hơn. Cái gì cũng phải có sự đánh đổi, được cái này thì mất cái kia.

 

- Mai Sỹ Xuân Lâm

 

 

Mai Sỹ Xuân Lâm
(24/08/2012 - 643 lượt xem)