Ngày 3 tháng 5 năm 2012: Kỷ niệm ngày Liên Hiệp Quốc về Tự do Báo chí Thế giới

 

Ngày Liên Hiệp Quốc về Tự do Báo chí Thế giới: Ngày 3/5/2012

 

Ngày Tự do Báo chí thế giới là ngày Liên Hiệp Quốc dành riêng để cổ vũ và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Tự do báo chí trên toàn thế giới.

 

Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ngày 20.12.1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 3 tháng 5 là "Ngày Tự do Báo chí thế giới" (Nghị quyết số 48/432)[1][2] để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.

 

Các tổ chức như Phóng viên không biên giới (RSF) đã dùng ngày này để chỉ ra những biện pháp bạo lực và độc đoán của các nhà cầm quyền đối với báo chí, như bắt giam và giết hại các nhà báo. Theo tài liệu hàng năm của tổ chức "Phóng viên không biên giới" xuất bản ngày 3.5.2005 ở Genève thì riêng năm 2004 đã có 19 nhà báo bị giết ở Iraq. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2005 trên thế giới đã có 22 nhà báo bị giết, trong đó có 9 người ở Iraq. Vào ngày 1 tháng Giêng năm 2005, trên thế giới có 107 người làm việc cho các phương tiện truyền thông bị cầm tù, chỉ tính riêng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 26 và Cuba là 22 người.

 

UNESCO đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế giới" bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy hiểm. Được thiết lập năm 1997, giải này đuợc trao theo sự tiến cử của một ban giám khảo độc lập gồm 14 chuyên gia về tin tức. Các tên ứng viên do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đấu tranh cho tự do báo chí và các nước thành viên UNESCO đề cử.

 

Giải được đặt tên như vậy để vinh danh Guillermo Cano Isaza, một nhà báo người Colombia đã bị ám sát ngay trước trụ sở tòa báo El Espectador của ông ở Bogotá, ngày 17.12.1986 vì ông viết nhiều bài tố cáo tội phạm của những ông trùm ma túy đầy thế lực ở Colombia.

UNESCO cũng đánh dấu ”Ngày Tự do Báo chí thế giới” mỗi năm bằng cách tập hợp các chuyên gia phương tiện truyền thông, các tổ chức tự do báo chí và các cơ quan Liên Hiệp Quốc để đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới và bàn luận các giải pháp để giải quyết những thách thức. Mỗi hội nghị tập trung vào một chủ đề liên quan đến tự do báo chí, bao gồm việc quản trị tốt, việc theo dõi đua tin của phương tiện truyền thông về nạn khủng bố, tinh trạng các tội phạm không bị trừng phạt và vai trò của các phương tiện truyền thông ở các nước sau khi xẩy ra chiến tranh.

Ngày Tự do Báo chí thế giới năm 2011 2011 World Press Freedom Day celebration được tổ chức ở Washington, D.C., Hoa Kỳ từ ngày 1-3 tháng 5. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ đứng ra tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí thế giới. Chủ đề của ngày này năm nay là "Truyền thông thế kỷ 21: Các giới hạn mới, các rào cản mới". Ngày kỷ niệm này đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản của phương tiện truyền thông tự do trong thời đại kỹ thuật số - khả năng của các công dân nói lên ý kiến của họ và khả năng truy cập các nguồn thông tin độc lập khác nhau - 20 năm sau Tuyên ngôn ban đầu được đưa ra ở Windhoek, Namibia.

 

Các Ngày Tự do Báo chí thế giới hàng năm được UNESCO và nước chủ nhà tổ chức vào ngày 3 tháng 5, thường khai mạc bằng thông điệp của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc với sự chủ tọa của Tổng Giám đốc UNESCO và Tổng thống hay Thủ tướng nước chủ nhà.

 

Source: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 

===========================

 

Tuyên bố của Tổng Thống Hoa Kỳ nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 2012


Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Hoa Kỳ vinh danh vai trò của báo chí tự do trong việc thiết lập các nền dân chủ bền vững và xã hội thịnh vượng. Chúng tôi đặc biệt tưởng nhớ các ký giả đã hy sinh mạng sống, sự tự do và an nguy của mình khi đi truy tìm sự thật và công lý.

Đã hơn 60 năm sau ngày bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tuyên nhận quyền của mỗi con người được "tìm kiếm, thu nhận, và truyền bá các thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới", nhưng quyền đó vẫn bị đe dọa ở quá nhiều quốc gia.

Tuy trong năm nay có nhiều tiến triển tích cực, như việc thả các ký giả cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác tại Miến Điện, nhưng những vụ bắt giữ và giam cầm tùy tiện đối với ký giả vẫn tiếp diễn khắp thế giới. Chúng tôi lên án việc giam cầm gần đây đối với các ký giả như Mazen Darwish, một người tranh đấu hàng đầu cho tự do ngôn luận tại
Syria, và kêu gọi hãy thả họ ra lập tức. Cùng lúc, chúng ta cũng không thể quên những người khác như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt năm 2008 trong chiến dịch đàn áp hàng loạt phong trào dân báo tại Việt Nam; hay ký giả Dawit Isaak, người bị chính quyền Eritrean biệt giam đã hơn mười năm mà vẫn không có tội danh chính thức hay xét xử.

Những hành động sách nhiễu và đe dọa, như đối với ký giả Cesar Ricaurte tại Ecuador và nhà dân chủ Belarus lưu vong Natalya Radzina, cũng như những hình thức kiểm duyệt gián tiếp, bao gồm cả việc giới hạn đi lại như đã áp dụng đối với blogger người Cuba Yoani Sanchez, tiếp tục có tác động ghê rợn lên quyền tự do ngôn luận và báo chí. Chúng tôi kêu gọi mọi chính phủ hãy bảo vệ quyền của các ký giả, bloggers và các nhà đối kháng để họ có thể viết và lên tiếng tự do mà không bị trừng phạt; và hãy ngưng việc cấm đoán đi lại và những hình thái kiểm duyệt gián tiếp khác nhằm bóp nghẹt việc xử dụng các quyền phổ quát này.

Trong một số trường hợp, không chỉ các chính phủ đe dọa quyền tự do báo chí, mà còn có cả các băng đảng tội phạm, các kẻ khủng bố, hay các bè nhóm chính trị nữa. Dù vì lý do gì, khi các ký giả bị hăm dọa, tấn công, bỏ tù, hay mất tích, thì từng cá nhân sẽ bắt đầu tự kiểm duyệt; nỗi sợ hãi sẽ thay thế sự thật; và mọi xã hội chúng ta sẽ gánh hậu quả. Loại văn hoá cho phép những hành vi như thế không thể để tiếp tục tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào.

Năm nay, khắp vùng Trung Đông, Bắc Phi và lân cận, thế giới đã chứng kiến không những các hiểm họa này nhưng cũng thấy những tiềm năng của nền báo chí tự do trong việc nuôi dưỡng các nền dân chủ bền vững, sáng tạo và thành công. Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi chính phủ hãy nắm lấy tiềm năng đó bằng cách nhìn nhận vai trò then chốt của nền báo chí tự do và có những bước cần thiết để thiết lập các xã hội mà trong đó các ký giả độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi.

 

- Tổng Thống Barack Obama

 

 

 

The White House

 

Office of the Press Secretary

 

For Immediate Release

 

May 03, 2012

 

 

Statement by the President on World Press Freedom Day

 

On this World Press Freedom Day, the United States honors the role of a free press in creating sustainable democracies and prosperous societies. We pay special tribute to those journalists who have sacrificed their lives, freedom or personal well-being in pursuit of truth and justice.

Over sixty years after the Universal Declaration of Human Rights proclaimed the right of every person “to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers,” that right remains in peril in far too many countries.

While this year has seen some positive developments, like the release of journalists along with hundreds of other political prisoners in
Burma, arbitrary arrests and detentions of journalists continue across the globe. As we condemn recent detentions of journalists like Mazen Darwish, a leading proponent of free speech in Syria, and call for their immediate release, we must not forget others like blogger Dieu Cay, whose 2008 arrest coincided with a mass crackdown on citizen journalism in Vietnam, or journalist Dawit Isaak who has been held incommunicado by the Eritrean government for over a decade without formal charge or trial.

Threats and harassment, like that endured by Ecuadorian journalist Cesar Ricaurte and exiled Belarusian democratic activist Natalya Radzina, and indirect censorship, including through restrictions on freedom of movement like those imposed on Cuban blogger Yoani Sanchez, continue to have a chilling effect on freedom of expression and the press. We call on all governments to protect the ability of journalists, bloggers, and dissidents to write and speak freely without retribution and to stop the use of travel bans and other indirect forms of censorship to suppress the exercise of these universal rights.

In some cases, it is not just governments threatening the freedom of the press. It is also criminal gangs, terrorists, or political factions. No matter the cause, when journalists are intimidated, attacked, imprisoned, or disappeared, individuals begin to self-censor, fear replaces truth, and all of our societies suffer. A culture of impunity for such actions must not be allowed to persist in any country.

This year, across the Middle East,
North Africa and beyond, the world witnessed not only these perils, but also the promise that a free press holds for fostering innovative, successful, and stable democracies. On this World Press Freedom Day, we call upon all governments to seize that promise by recognizing the vital role of a free press and taking the necessary steps to create societies in which independent journalists can operate freely and without fear.

- President Barack Obama

 

 

 

Source: http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2012/05/03/statement-president-world-press-freedom-day

 

Thông Tín Viên Tổng Hợp
(05/05/2012 - 18144 lượt xem)