Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì

Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì

Fukuzawa Yukichi: "Người Nhật đã muốn biết ngay những bí mật thành công nào của phương Tây, từ khoa học đến văn hóa, lối sống, đạo đức, tinh thần lao động, ý chí vươn lên của từng cá nhân của xã hội. Không có nỗ lực của các cá nhân thành viên, sẽ không có xã hội. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập."

Ba cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng đến công chúng Nhật này đã bán được hàng triệu bản ngay khi phát hành gồm có:

1. Cuốn "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichi viết từ năm 1872 đến 1876

2. Cuốn "Bàn về tự do" (On Liberty) của John Stuart Mill xuất bản năm 1859

3. Cuốn "Tinh thần tự lực" (Self-Help) của Samuel Smiles xuất bản năm 1859

Trong phạm vi bài báo nầy, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung cuốn sách thứ 3 ghi trên về tinh thần tự lực. 

---o0o---

TINH THẦN TỰ LỰC: NHỮNG TẤM GƯƠNG VỀ PHẨM HẠNH VÀ LÒNG KIÊN TRÌ

Tinh thần tự lực được mệnh danh là “Kinh thánh của chủ nghĩa tự do” vì nó hô hào tính cần kiệm và nỗ lực, cho rằng nghèo khổ chủ yếu là do những thói quen vô trách nhiệm, đồng thời công kích tinh thần trọng vật chất và kiểu chính quyền thờ ơ, bất can thiệp. Với Samuel Smiles, nỗ lực cá nhân là nền tảng của xã hội cũng như chìa khóa cho thành công. Những con người cần cù sẽ tạo ra nền kinh tế vững mạnh và những luật lệ tốt đẹp. Họ cũng hạn chế được những thiệt hại do những nhà lãnh đạo kém cỏi gây ra, tuy rằng một nhà nước tổ chức kém có thể làm hao mòn những phẩm chất tốt đẹp của những con người đó.

Và trên hết, Smiles coi thường những con người sinh ra trong giàu có và đặc quyền. Ông xem chế độ quý tộc chỉ là một lũ vô công rồi nghề, và chứng minh rằng tài năng, đức hạnh, hay uy tín và tư cách không hề là phẩm chất riêng của giai cấp nào, và không hề được quyết định bởi lý lịch hay dòng dõi xuất thân. Tác phẩm của ông, như thế, cũng là một lời ca ngợi dành cho tầng lớp bình dân – nông dân, ngư dân, công nhân. Trong họ, ông nhận ra khả năng tự lựctự cải thiện vươn lên, và bản thân ông cũng đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền được hưởng thăng tiến xã hội cho họ. Đó cũng là lý do tại sao tác phẩm này khơi dậy được lòng tự tin vào bản thân cũng như khát khao vươn lên của bao thế hệ.

Theo Samuel Smiles, ông đã thuyết giảng cho những thiếu niên nghèo không nơi nương tựa trong phòng bệnh ở thành phố Leeds, cố gắng giải thích cho họ đạo lý này: Hạnh phúc nằm trong tay ta, chúng ta phải luôn siêng năng, cần cù, tu thân, dưỡng tính, tự rèn luyện mình và biết tự chủ. Điều trước tiên là phải có tính thành thậtgiữ chữ tín, chính trựccó trách nhiệm. Những đức tính này là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và nhân cách con người.

- Bùi Quang Minh

 

 

 

Bùi Quang Minh
(08/04/2016 - 1438 lượt xem)