Nghĩa Sinh Học Hỏi Lẫn Nhau

NGHĨA SINH HỌC HỎI LẪN NHAU

 

Học hỏi lẫn nhau

     Sau khi đọc Lưu Bút PBN phổ biến trên Liên Nghĩa ngày 15-10-2008, tôi thấy phấn khởi viết bài nầy - “Nghĩa Sinh học hỏi lẫn nhau” : Học cái tốt của bạn mình để giữ, học cái xấu của bạn mình để bỏ. Theo tôi, đây là cách học thực tiễn nhất và hữu hiệu nhất mà NS đã dạy tôi và tôi đã áp dụng cho đời tôi thành công.

Từ Lưu Bút PBN, tôi đã học được gì?

     Trong tinh thần “Nghĩa Sinh học hỏi lẫn nhau,” và sau khi đọc Lưu Bút PBN, tôi đã học được mấy bài học sau đây và tự hứa đem áp dụng cho đời mình.

     1) CHÍNH DANH

     2) KHIÊM TỐN

     3) BAO DUNG

     4) PHÁT HUY

CHÍNH DANH (với LẬP TRƯỜNG và có ĐINH HƯỚNG)

     Hãy đọc những gì PBN viết: “PBN chỉ đơn thuần là một Cựu NS thôi. PBN chưa từng tuyên hứa đeo chiếc khăn màu vàng cao quý của Trưởng NS. Nhưng đối với PBN, chỉ cần đeo chiếc khăn màu đỏ là đủ cảm thấy đời mình có một ý nghĩa, một con đường để sống và sống hạnh phúc rồi. Đó là con đường sống công chính, sống yêu thương, sống cẢm thông, sống tha thỨ, đó là sống theo 10 điều Tâm Sinh và 5 điều Hướng Sinh.”

     Chính danh: Có thì nói có, không thì nói không, có sao nói vậy. PBN là NS thì PBN nói mình là NS; mình không phải là Trưởng NS. Anh nói rõ ràng cho mọi người đều biết. Như vậy là chính danh. Qua Lưu Bút PBN, ta còn thấy PBN cho mọi người biết rõ lập trường của anh: “… chỉ cần đeo chiếc khăn màu đỏ là đủ cảm thấy đời mình có một ý nghĩa, một con đường để sống và sống hạnh phúc rồi.” Khi viết, PBN còn cho người đọc biết được định hướng của anh – Anh sẽ đi đường nào và đi như thế nào? Anh sẽ đi con đường công chính bằng phương cách sống 5 ĐHS và 10 ĐTS.

     PBN đã tham dự và tốt nghiệp Khóa Tâm Trưởng 11/73 do HT Nguyễn Công Minh làm Trưởng Khóa, tổ chức từ ngày 05/9/73 đến ngày 12/9/73, tại Trường Trung Học Nghĩa Việt, Saigon. Anh rất xứng đáng để NS Trần Thanh và các bạn NS khác gọi anh là Tâm Trưởng, là Trưởng Ngọc. Duy có một khác biệt mà vì hoàn cảnh lịch sử của quê hương nên anh chưa đi lập Tâm để tuyên hứa được.

     Ở Mỹ, sau khi tốt nghiệp ĐH y khoa thì sinh viên dự lễ phát bằng bác sĩ và mọi người đều gọi họ là “bác sĩ.” Chỉ khác một điều là sau khi tốt nghiệp nội trú, thì người ta gọi họ là “bác sĩ hành nghề” (practical physicians). Thí dụ nầy cũng có thể mang áp dụng trong hàng ngũ Trưởng NS đươc.

     PBN còn cho biết tên những bạn cùng khóa và các đề tài giảng huấn:“[Các bạn cùng Khóa Tâm Trưởng với PBN] là Nguyễn Thanh Sơn, Phan Mỹ Hạnh, Huỳnh Minh Kiếm, Võ Văn Thành và Nguyễn Thế Hùng. Trong buổi lễ khai giảng tại Trường Nghĩa Việt, HT Nguyễn Trung HIếu đã đặt tên cho khóa huấn luyện là “KHỞI HÀNH” với ý nghĩa đừng để sự hiện diện của chúng ta chỉ là sự hiện diện : Một chiếc xe Huê Kỳ lộng lẫy, sang trọng, xăng nhớt đầy đủ, máy móc tinh xảo, nhưng sự hiện diện của nó thật là vô ích nếu nó không chuyển mình ra khỏi gara, nghĩa là nó không chạy -- không hoạt động.”

     “Và những ngày của KHL được đặt tên là : Ngày GẶP GỠ, ngày ĐỐI THOẠI, ngày THÔNG CẢM, ngày HỢP TÁC, ngày XÂY DỰNG, ngày PHÁT TRIỂN, và ngày huấn luyện cuối cùng được đặt tên là LÊN ĐƯỜNG PHỤC VỤ. Hơn 33 năm qua, 1973-2008, Nghĩa Sinh đã để lại trong chúng ta (khóa sinh khóa Tâm Trưởng thứ 11/73) một bài học giá trị để đời.”

KHIÊM TỐN (trong GIÁC NGỘ và CHÂN THẬT)

     Hãy đọc lại lưu ký PBN: “Có thể bạn ngợi khen PBN vì bạn chỉ thấy có một khía cạnh của PBN qua các bài viết thôi. Thật ra trong mỗi người đều có tất cả các hạt giống, các chủng tử thiện, ác, tốt, xấu. Có những nơi, những lúc, các chủng tử tốt đẹp của PBN được nẩy mầm, phát triển và biểu hiện ra để cho bạn thấy. Nhưng hãy biết rằng các chủng tử xấu ác vẫn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. Và PBN rất sợ nếu lời ngợi khen quá đáng của bạn sẽ làm cho những chủng tử "bản ngã" và "kiêu ngạo" trổi dậy.”

     Ngoài sự kiện PBN đã khiêm tốn nhận mình “Nhân vô thập toàn” như mọi người, anh còn thể hiện tinh thần giác ngộ của mình khi viết rất tâm lý và khoa học: “Thật ra trong mỗi người đều có tất cả các hạt giống, các chủng tử thiện, ác, tốt, xấu. Có những nơi, những lúc, các chủng tử tốt đẹp của PBN được nẩy mầm, phát triển và biểu hiện ra để cho bạn thấy. Nhưng hãy biết rằng các chủng tử xấu ác vẫn tồn tại trong mỗi con người chúng ta, [trong đó cóPBN]. “Anh rất thành thật khi viết: “… PBN rất sợ nếu lời ngợi khen quá đáng của bạn sẽ làm cho những chủng tử “bản ngã” và “kiêu ngạo” trổi dậy.”

BAO DUNG (trong TỔNG THỂ và KHÁCH QUAN)

     PBN có một cái nhìn rất bao dung về người khác. Khi thấy người khác có sơ sót, lỗi lầm, anh không lên án, chê bai, hay chỉ trích người đó. Hãy đọc cách nhìn người và nhìn đời của anh: “Trong NS có một cái nhìn rất hay về con người, đó là “NHÂN VÔ THẬP TÒAN.” Bạn có quyền nhìn về mặt xấu của một người hoặc về mặt tốt của một người. MẶT NÀO CŨNG ĐÚNG.

     Ngoài lối nhìn bao dung, PBN còn có một cái nhìn tổng thể - Anh thấy được cả mặt phải và mặt trái của một đồng bạc cắc 50 xu, 25 xu, 10 xu, 5 xu, hay 1 xu như chúng ta thấy ở Mỹ. Tôi phục PBN ở chỗ là anh ta rất khách quan – Không nhỏ nhặt, không chủ quan: Hiểu về người khác như chính họ chứ không phải như chính mình (vì mình có ở trong cuộc đâu mà biết).

     Hãy đọc và nhận đinh về sự khách quan cao thượng của anh: “… Bạn có quyền chọn cho mình một cái nhìn. Một chỗ đứng để nhìn. Có những người PBN ca ngợi, nhưng PBN vẫn thấy được những khuyết điểm, những cái xấu vẫn đang tồn tại nơi họ, và những nhận xét của những người khác về họ đều rất đúng. ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ vì đó chỉ là một khía cạnh của cái tòan thể mà thôi.” PBN nhận định chính xác khi viết: “ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ” vì đó chỉ là một khía cạnh của cái tòan thể mà thôi.

     Để hiểu tư tưởng PBN hơn, có lẽ chúng ta nên trích dẫn một thí dụ nữa. Ai cũng biết cơ thể của mình có bộ phận tiêu hóa. Đó là một điều tất yếu, một bắt buộc để mọi sinh vật sống còn. Tư tưởng “ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ” mà PBN viết ở trên là các “chất phế thải” của cơ thể với mùi khó chịu của nó là “ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ” vì còn thiếu một phân tích, một diễn giải tích cực. Nghĩa là không vì sự chứng diện của mình mà quá chủ quan, vội vàng kết luận rằng con voi giống như “cái chổi” vì tôi đã đụng tới nó rồi; con voi giống như “cái quạt” vì tôi đã sờ thấy nó rồi. Đó là “ĐÚNG NHƯNG CHƯA ĐỦ” và tất cả anh chị em NS chúng ta cần phải thận trọng cân nhắc khi gặp trường hợp nầy.

PHÁT HUY (để XÂY DỰNG và PHÁT TRIỂN một nền VMTT)

     Tôi tâm đắc nhất khi đọc câu kết của Lưu Bút PBN. Anh viết: “… PBN rất vui vì được góp sức cho những hạt giống tốt đẹp trong mỗi con người được nẩy mầm và lan tỏa.” Tôi trân trọng tư tưởng của anh và trân quý tâm tình của anh, vì văn PBN không có bước đường cùng, lúc nào anh cũng dành chỗ cho những phát huy nối tiếp. Đó là mấu chốt để xây dựng phát triển một nền văn minh tình thương trong mọi từng lớp NS (Civilization of Compassion among Nghia Sinh’s members worldwide).

     Hãy cùng nhau phát huy Văn Minh Tình Thương (VMTT) trong đại gia đình NS chúng ta. VMTT phải được thể hiện trong mọi tương quan NS với con người và xã hội chúng ta đang sống. và thấm nhuần chúng. Mỗi NS cần phải chuyên cần nuôi dưỡng VMTT trong bản thân mình và làm nảy sinh trong người khác, bất phân giàu nghèo, nam nữ, già trẻ, v.v…

     Tại sao ta lại chọn nền Văn Minh Tình Thương cho NS? Với 45 tuổi đời, NS đã từng trải với tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã thấy rõ sư suy thoái của một chủ nghĩa. Rồi trong mấy tháng vừa qua, chúng lại thấy những dấu hiệu suy thoái của một chủ nghĩa khác. Như vậy NS chúng ta chọn chủ nghĩa nào?

     Dựa vào các tài liệu khoa học cận đại, chúng ta biết con người đã có mặt trên trái đất nầy đã được gần 3 triệu năm. Trong một hành trình lịch sử dài như vậy, chúng ta đã học được một bài học vô cùng giá trị: bất cứ chủ nghĩa nào đi ngược lại với nhân phẩm con người và đường lối công chính đều bị suy tàn với thời gian. Nhận định như vậy là chúng ta đã có một câu trả lời rồi. Nghĩa Sinh đã và đang xây dựng một nền văn minh tÌnh thương. Nền văn mình nầy được xây dựng trên nhân bẢn chỦ nghĩa với 3 cột trụ: Tự Giác, Tự Giải, Tự Giúp để mỗi NS và mọi NS đều hãnh diện về chính mình và vui sống hạnh phúc với đồng bào, đồng loại và với thiên nhiên.

     Cám ơn PBN đã tạo cơ hội cho phát huy nầy.

 

 

- Đa Nguyên

Viết cho NS ngày 18-10-2008

 

 

 

 

Đa Nguyên
(18/10/2008 - 852 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Đa Nguyên
3 - Một bài học 50 ngàn Mỹ kim (13/07/2010 - 778 lượt xem)
4 - Ngày Hiền Mẫu 10-05-2009 (10/05/2009 - 782 lượt xem)