Trách nhiệm, hy sinh và danh dự tổ quốc

Trách nhiệm, hy sinh và danh dự tổ quốc

 

Có rất nhiều quân nhân can trường trong Thế chiến thứ Hai, một trong những anh hùng đó là Trung tá phi công Hải quân Butch O’Hare. Trung tá O’Hare là phi công khu trục tùng sự trên hàng không mẫu hạm Lexington trong vùng biển khu vực Nam Thái Bình Dương.

 

Một hôm toàn thể phi đoàn của ông được giao phó thi hành một phi vụ quan trọng. Sau khi cất cánh và gia nhập đội hình bay, liếc nhìn bảng phi cụ, ông nhận ra có chuyện không ổn, hoặc là đồng hồ báo xăng bị hư hoặc là ai đó không bơm đẩy xăng cho ông. Với tình trạng này, ông không đủ xăng để hoàn thành nhiệm vụ và trở về tầu được. Trung tá O’Hare báo với Phi ĐoànTrưởng và được lệnh phải quay về. Ông miễn cưỡng rời khỏi đội hình của phi đoàn và quay trở lại hàng không mẫu hạm.

 

Trên đường về tầu, bỗng nhiên, Trung tá O’Hare thấy một cảnh tượng làm ông dựng tóc gáy: dưới thấp xa xa trước mặt ông là nguyên một phi đoàn oanh tạc cơ của Nhật đang trên đường tìến về hải đội Hoa Kỳ. Phi đoàn khu trục của Hoa Kỳ đã bay đi thi hành nhìệm vụ và hải đội không còn ai bảo vệ cả. Dù có gọi, phi đoàn khu trục cũng không thể trở về kịp để cứu và cũng không còn thời gian để báo với hải đội những nguy hiểm sắp đến. Việc duy nhất còn có thể làm là bằng bất cứ giá nào cũng phải xua đuổi phá tan và chuyển hướng đội oanh tạc cơ Nhật.

 

Không còn nghĩ đến an nguy cho mình, Trung tá O’Hare lao thẳng vào đội hình đoàn oanh tạc cơ Nhật, với bốn nòng súng 50 ly gắn trên cánh đỏ rực, ông tấn công tới tấp bắn hết chiếc này đến chiếc khác. Đến khi hết đạn, ông vẫn tiếp tục tấn công, liều lĩnh đâm thẳng vào các phi cơ Nhật, cố gắng cắt đuôi chiếc này, hay cắt cánh chiếc kia mong cho họ không điều khiển và bay được. Trong đáy cùng tuyệt vọng, ông làm bất cứ gì có thể làm để các oanh tạc cơ Nhật không đến được hải đội Hoa Kỳ.

 

Cuối cùng, đoàn phi cơ Nhật bối rối và chuyển hướng. Thở ra nhẹ nhõm, Trung tá O’Hare lê lết chiếc máy bay tả tơi của mình về lại hàng không mẫu hạm. Ông báo lại sự việc, chiếc máy quay phim gắn trên phi cơ là bằng chứng hùng hồn nhất. Nỗ lực trong tuyệt vọng để bảo vệ hải đội Hoa Kỳ, ông đã hạ 5 chiếc oanh tạc cơ Nhật.

 

Đó là ngày 20 tháng 2 năm 1942. Trung tá O’Hare là phi công Hải quân đầu tiên trong quân chủng được trao tặng Huân chương Danh dự của Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ.

 

Năm 1943, Trung tá O’Hare tử trận trong một cuộc không chiến lúc ông 29 tuổi. Để không ai có thể quên được người anh hùng này, phi trường của thành phố Chicago, quê hương ông, đã được đặt tên là phi trường O’Hare.

 

Dịp nào đó nếu dừng chân tại phi trường O’Hare, xin hãy đi thăm khu kỷ niệm O’Hare, nhìn tận mắt Huân Chương Danh Dự đã gắn lên ngực áo của ông. Khu lưu niệm này nằm giữa Terminal 1 và Terminal 2 của phi trường mang tên ông, O’Hare International Airport.

 

- Nguyễn Mai Trang sưu tầm

 

Nguyễn Mai Trang
(15/03/2013 - 1288 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nguyễn Mai Trang
1 - Yêu và thương (03/09/2014 - 827 lượt xem)
3 - Chiếc lá TÂM (02/07/2014 - 928 lượt xem)
4 - 5 Bài Học Cần Thiết Cho Bạn (27/06/2014 - 1168 lượt xem)
6 - Cuộc đời ... tuyệt vời ! (23/10/2013 - 976 lượt xem)
8 - Lòng khoan dung (17/09/2013 - 1251 lượt xem)
9 - Chìa khóa thành công ... (19/08/2013 - 900 lượt xem)
17 - Hãy sống như bạn muốn sống... (31/08/2012 - 1204 lượt xem)
23 - Tìm hiểu và tập sống "Vô thường" (14/05/2012 - 1541 lượt xem)
24 - 7 cách học của người khôn ngoan (19/04/2012 - 1340 lượt xem)
25 - Chăn ấm mùa đông cho anh, cho em... (15/04/2012 - 1203 lượt xem)
26 - Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về (11/04/2012 - 1202 lượt xem)
27 - Vì sao bút chì có tẩy ? (02/03/2012 - 1860 lượt xem)
28 - Tặng vật của tình yêu (20/02/2012 - 1216 lượt xem)