Bốn nguyên tắc sinh lý giúp bạn học bài thành công*

Tuổi Trẻ: Tương lai còn lại của nhân loại

LTS. Vì rằng tuổi trẻ là tương lai còn lại của nhân loại và vì mỗi Nghĩa Sinh là một nhà giáo – ưu tiên một: NS là một nhà giáo nhân bản (hướng dẫn trẻ thơ sống nên người). Trong tinh thần xây dựng tuổi thơ, BBT/NS-45 xin gửi đến quý bạn tập tài liệu quý giá sau đây (do Nam Việt chuyển ngữ từ sách “Làm việc có phương pháp là bí quyết thành công” của tác giả Pascal Ide) để các bạn dùng làm tài liệu giáo dục giới trẻ - chẳng hạn như khi được Cha xứ nhờ hướng dẫn Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, khi được một Đại đức nhờ giúp Đoàn Thiếu Nhi Gia Đình Phật Tử, hay khi được Nghĩa Sinh ủy thác thành lập một đơn vị Thiếu Nhi Cảm Mến Nghĩa Sinh, v.v… Mời các bạn đọc và tâm đắc.

 

Bốn nguyên tắc sinh lý giúp bạn học bài thành công*

 

1) Cho dầu vào máy

Bộ não chúng ta là một cơ quan chỉ sử dụng một thứ nhiên liệu duy nhất là glucose (hay chất ngọt) ; nó cũng tiêu thụ các vitamin (B12, acít glutamíc) và các chất muối khoáng (calcium, phốtpho, manhêdium).

·          Khi học đừng ăn mọi thứ

o         Đừng uống thuốc kích thích.Đừng uống mỗi ngày hơn 2, 3 lần.

o         Đừng uống cà phê mỗi ngày hơn 2 hoặc 3 lần.

·          Giữ một chế độ ăn uống quân bình

o         Thức ăn thức uống nên có nhiều chất tiêu hóa như rau, trái cây, cá.

o         Để có chất calcium và phốt-pho, có thể ăn : pho-mát, trứng, lúa mì, trái hạnh nhân, trái phỉ và bồ đào.

o         Để có chất maphêdium, có thể ăn : lúa mì, bánh mì trọn ổ, sôcôla và rau xanh.

o         Để có acít glutamíc, có thể ăn rau, uống sữa.

o         Để có vitamin B12, có thể ăn lúa mì, yaourt, bồ đào, hạnh nhân, men bia.

o         Hãy uống tối thiểu một lít rưỡi nước mỗi ngày ; thiếu nước là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra mệt mỏi.

·          Đừng ăn bằng mọi kiểu

o         Hãy ăn bữa nào ra bữa ấy, đừng ăn vặt.

o         Đừng nuốt vội vàng : một bữa ăn cho đúng phải kéo dài chừng nửa giờ đồng hồ.

o         Nhiều chứng bệnh bao tử là do những bữa ăn vội vàng và chẳng ra bữa ăn.

·          Đừng ăn mọi lúc

o         Điểm tâm: Một ngày của bạn phải bắt đầu bằng một bữa điểm tâm đàng hoàng (đủ cung cấp từ 1/5 đến 1/4 lượng calori tiêu thụ trong một ngày) như bánh mì bơ, trái cây, trứng gà. Cà phê nóng chỉ cung cấp calori là do lượng đường pha trong đó và có thể là nguyên nhân gây ra sự cồn cào trong ruột vào khoảng 11 giờ sáng. Muốn ăn bữa điểm tâm như vừa nói, phải dành ra khoảng 15 phút rồi mới đứng lên.

o         Ăn đúng giờ: ăn trưa và ăn tối đúng giờ sẽ giúp bạn tránh được những cơn co thắt bao tử. Hãy ăn chừng mực thôi.

o         Ăn dặm: Nếu có điều kiện, hãy dừng lại giữa buổi sáng hay giữa buổi chiều để ăn dặm thêm : đây là cách dừng việc rất dễ chịu.

2) Tiếp máu cho não bộ

Bộ não chỉ cân nặng 2% trong tổng số trọng lượng của cơ thể, nhưng lại tiêu thụ 20% dưỡng khí của cơ thể. Vì thế, cần có chế độ tiếp máu cho não bộ thật tốt. Nếu vậy :

·          Hãy làm việc với cung cách hùng dũng

o         Ngồi vào bàn hẳn hoi, chứ không nằm khườn ra (trên giường chẳng hạn).

o         Hãy tập hít thở thật tốt.

·          Hãy chọn một nơi làm việc thoáng khí

o         Loại ra ngoài những vật dụng "tiêu tốn" dưỡng khí (như bếp lò chẳng hạn).

o         Thỉnh thoảng mở các cửa sổ để thay đổi không khí.

o         Đừng có để chậu cây nào trong phòng vào ban đêm.

o         Đừng hút thuốc, kể cả trong những lúc giải lao (ngay cả hút thuốc cho vui thôi, cũng không nên : người ta thường nói rằng các kỹ sư bách khoa giỏi là những người không hút thuốc).

·          Thở không khí trong lành thật đều đặn

o         Thở trong những lúc giải lao, mà đôi khi cả trong lúc làm việc nữa (như khi bị mệt hay nhức đầu).

o         Làm những động tác thể dục để tập thở : hít sâu vào, thở ra hết. Vận động cho các cơ bắp khỏi bị tê.

3) Óc làm việc ít hiệu quả khi thân thể mệt mỏi

·          Thể thao: Hãy qui định cho mình một hình thức thể thao tối thiểu hằng tuần : Nếu là môn thể thao đầy đủ thì tùy bạn lựa chọn. Một sinh viên phải phần nào sống cô lập do học hành thì càng nên tham gia những hình thức thể thao tập thể. [1]

·          Đừng bao giờ ở trong phòng cả ngày mà không ra ngoài tối thiểu nửa giờ. Và trong lúc đi ra ngoài, tuyệt đối không nghĩ đến công việc dù đang bị xáo trộn vì một vấn đề nào đó.

·          Hãy luôn luôn tôn trọng thời gian ngủ nghỉ, trung bình từ 7 đến 8 giờ. Nên nhớ điều nào càng dễ chịu càng giúp ta nghỉ ngơi tốt. Chẳng hạn một bản nhạc hay, một buổi tối giải trí với bạn bè, một ngày nghỉ cuối tuần ở miền quê, tất cả những điều này chỉ kích thích bạn làm việc tốt hơn thôi.

4) Cơ thể và khung cảnh làm việc

·          Đó là nguyên tắc phản xạ rất nổi tiếng của Pavlov. Đó là sự kết hợp giữa yếu tố kích thích có tác dụng điều kiện hóa với một phản xạ có điều kiện. Thí dụ cổ điển do Pavlov đưa ra là hình ảnh minh họa rõ nhất về vấn đề này. Ông vừa cho con chó của mình nghe tiếng chuông (yếu tố kích thích tạo điều kiện) vừa đưa cho nó thức ăn : thức ăn làm cho con chó chảy nước miếng (phản xạ có điều kiện). Khi lặp đi lặp lại kinh nghiệm đó một số lần, ông chỉ cần cho nó nghe chuông là đủ để cho nó chảy nước miếng. Vậy là yếu tố kích thích kia đã trở thành nguyên nhân gây ra phản xạ có điều kiện.[2]

·          Tại sao vậy ? Vì lúc ấy bạn tự nhiên bị đánh thức, tập trung và thúc đẩy : phản xạ ấy rất hữu ích để bạn giải quyết hai vấn đề lớn của đời học trò là thuộc bài và tập trung tâm trí.

·          Làm thế nào ? Hãy tập học hành...

o         Ở những nơi nhất định (tại thư viện hay tại nhà : đừng phí giờ dọn đi dọn lại) :

o         Trong một tư thế giống nhau (hãy ngồi thoải mái, nhưng hãy lưu ý tới những điều kiện có thể khiến ta dễ mơ mộng và ngủ gục như ảnh lớn treo tường sẽ dễ làm chia trí và như nhạc mở quá lớn. Giường nằm cũng không phải là nơi lý tưởng để làm việc).

o         Vào những giờ nhất định.

 

(Còn tiếp)

 

          * Nam Việt chuyển ngữ từ sách “Làm việc có phương pháp là bí quyết thành công” của tác giả Pascal Ide.

 



[1]"Hãy sống ngoài trời càng nhiều càng tốt: những buổi tập thở đều đặn, những buổi đi dạo trước hay sau khi làm việc, thậm chí vừa làm vừa đi dạo nữa theo kiểu của người Hy lạp : đó là những việc thực hành rất tốt" - Sertillanges, "Đời sống trí thức",  Ed. Le Cerf.

[2]"Ai không tìm được thời giờ để tập thể dục thì sẽ có thời gian để ốm đau thôi". (Bác sĩ John Smith).

Pascal Ide
(10/07/2008 - 845 lượt xem)