7 phương cách giải quyết công việc hữu hiệu

7 phương cách giải quyết công việc hữu hiệu

1. Viết ra những công việc cần làm trong ngày

Việc đầu tiên trong ngày là bạn nên ghi ra những công việc cần làm trong ngày. Ghi ra cụ thể những công việc cần làm sẽ giúp bạn hình dung ra được khối lượng công việc cần làm trong ngày từ đó và tránh được việc quên hay bỏ sót công việc.

2. Tách một việc lớn ra thành nhiều việc nhỏ

Nếu phải giải quyết một công việc lớn và phức tạp thì bạn nên chia công việc đó ra thành nhiều công việc nhỏ và dễ thực hiện. Thí dụ bạn được giao cho việc tổ chức một đám cưới cho một người thân, bạn phải chia việc nầy ra làm nhiều việc nhỏ như tìm nhà hàng, chọn món ăn, in thiệp mời, v.v…

3. Bắt đầu những công việc dễ

Trí óc của chúng ta cũng như một bộ máy, nó thường bắt đầu một cách ì ạch và chỉ được “khởi động” sau một khoảng thời gian làm việc. Như vậy, để khởi động bạn nên bắt đầu từ công việc dễ và chuyển dần sang những công việc khó. Một lợi ích khác của việc giải quyết công việc từ dễ đến khó là sau khi hoàn thành những công việc dễ bạn sẽ tăng thêm lòng tự tin và sự phấn khởi nhở vậy bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi giải quyết công việc khó hơn.

4. Ưu tiên những việc cấp thiết

Bạn nên dành thời gian để giải quyết những việc cấp thiết trước. Ví dụ bạn cần phải gọi điện cho một người để thông báo về một việc quan trọng thì ban nên sắp xếp thời gian goi điện ngay trước khi làm các việc khác. Lợi ích của việc giải quyết những công việc khẩn cấp trước là nó sẽ mang lại cho bạn sự bình tình và thanh thản trong tâm hồn để làm việc.

5. Dứt điểm từng công việc

Tại một thời điểm bạn nên tập trung vào giải quyết một và chỉ một công việc mà thôi. Hãy dành toàn bộ sự tập trung cho công việc bạn đang giải quyết và tạm thời quên đi các công việc khác. Lợi ích của việc giải quyết dứt điểm từng công việc là bạn sẽ cảm thấy vui hơn và tự tin hơn sau khi hoàn thành mỗi công việc.

6. Hãy tự thưởng sau công việc

Sau khi hoàn thành mỗi công việc nho nhỏ bạn nên tự thưởng cho mình dưới một hình thức nào đó. Bạn có thể đi uống một tách trà hay nghe một bản nhạc trước khi quay trở lại tiếp tục giải quyết công việc khác. Lợi ích của việc làm này là bạn tự tạo ra một động lực cho bản thân để phấn đấu hoàn thành công việc.

7. Đừng đi con “đường chốc nữa”

Bản tính chung của con người là thích được “lười,” được khất lần, khất lựa. Danh từ chuyên môn trong Tâm lý học là procrastination tức là sự trì hoãn, sự chần chừ. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, khi trở về nhà mà bạn đi trên con đường mang tên là “chốc nữa” thì không bao giờ bạn về đến nhà được. Vì vậy ngạn ngữ tây phương đã có câu:

Đi còn đương “chốc nữa,”

Đến căn nhà “không bao giờ.”

Đọc xong bài nầy, hy vọng bạn và tôi sẽ không đi con đường “chốc nữa” mà chon con đường “bây giờ.”

- Nguyễn Hữu Hùng

 

 

 

Nguyễn Hữu Hùng
(15/03/2010 - 676 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nguyễn Hữu Hùng