Trần Ngọc Bích (Kim Mitchell): Một cô nhi đã trở thành Trung Tá Hải Quân hiện đang giữ chức vụ lãnh đạo tại Bộ Quốc Phòng HK

Một cô nhi Việt năm 1972 tại Đà Nẵng đã trở thành Trung Tá Hải Quân Hoa Kỳ hiện đang giữ các chức vụ lãnh đạo tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ
|
     Cô Kimberly Mitchell vừa có chuyến về thăm lại quê hương trong vai Trung tá Hải quân Hoa Kỳ, gần 40 năm sau khi được một trung sĩ kỹ thuật thuộc Không lực Hoa Kỳ và vợ ông nhận làm con nuôi hồi năm 1972.
     Đại sứ quán Hoa Kỳ nói cô từng được biết đến như em bé số 899, một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trại trẻ mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng 
     Trung tá Mitchell, hiện là Phó Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được dẫn lời nói với các quan chức tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội:
     "Tôi muốn cố gắng kết nối lại với quá khứ còn chưa biết của mình."
     "Tôi đã nói về việc quay trở lại đây từ nhiều năm, nhưng việc đó giống như một quả bóng bầu dục mà tôi cứ đá giật lùi trong sân."
     Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ nói ngoài Hà Nội, Trung tá Mitchell đã tới thăm thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong một tuần ở Việt Nam.
     Chuyến thăm trại trẻ mồ côi Thánh Tâm (hiện là một tu viện) được coi là "phần xúc động nhất trong chuyến thăm quê hương".
     Tại tu viện, cô Mitchell đã gặp sơ Mary, người làm việc cho trại trẻ mồ côi Thánh Tâm vào thời điểm em bé số 899 được nhận nuôi.
     Trung tá Mitchell được dẫn lời nói: "Sơ Mary đã cho tôi biết về cái tên họ đặt cho tôi, Trần Thị Ngọc Bích, và nó có nghĩa là một viên ngọc quý."
     "Đây là chuyến thăm của một đời người. Tôi chắc chắn sẽ không chờ đợi 40 năm nữa để quay trở lại."
     Không ai biết về cha mẹ cô bé bị bỏ rơi nhưng người ta cho rằng cô là con của một người Mỹ và một phụ nữ Việt Nam.
     Cô Mitchell phát biểu tại New York hồi tháng Ba năm nay trong lễ ghi nhớ Ngày Cựu binh Việt Nam mà cô là khách mời:
     "Cái may đầu tiên của tôi là được tìm thấy và mang tới trại trẻ mồ côi."
     "Cái may thứ hai là khi trung sĩ kỹ thuật Không quân có tên James Mitchell bước vào trại trẻ mồ côi và nói với các sơ rằng ông và vợ muốn nhận một trong các em bé làm con nuôi."
     Vị Trung tá cũng nói nhận trẻ lai làm con nuôi vào thời điểm đó không phải là điều phổ biến. Cha nuôi của cô, Trung sĩ Mitchell ra khỏi lực lược không quân và trở lại Hoa Kỳ hồi năm 1972.
     Ông quyết tâm mang con gái nuôi đi cùng, theo lời kể của cô Mitchell:
     "Có một số thủ tục giấy tờ cần làm. Cũng mất một thời gian nhưng khi Bố rời Việt Nam hồi tháng Sáu năm 1972, tôi đi cùng ông. Khi đó tôi sáu tháng tuổi."
     Kimberly Mitchell nói cô lớn lên tại một trang trại ở Solon Springs tại bang Wisconsin, Hoa Kỳ.
     Cô nói với nhà báo Richard Currey: "Đó là cuộc sống thường thấy ở các thị trấn nhỏ của Hoa Kỳ. Tôi chơi và rồi làm việc trong trang trại. Chúng tôi nuôi bò và làm phó mát.
     "Tôi đi học, chơi thể thao và vào hội thanh niên. Nếu có ai nói gì về Việt Nam tôi hay nghĩ "Đấy là đâu nhỉ"? "
     Trung tá Kimberly cũng kể với phóng viên của Hội Cựu Chiến binh về lý do cô vào Hải quân cho dù cha của cô muốn cô vào Không quân Hoa Kỳ từ khi cô mới học lớp ba.
     Vài năm sau cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh cấp ba xuất sắc.
     Cô Mitchell nói khi còn là học sinh cô chịu ảnh hưởng của những hình ảnh đẹp đẽ về hải quân mà người ta gửi tới nhà
     Cô nói: "Tôi tới hơi muộn một chút và mọi người đề nghị tôi giới thiệu về bản thân với người nói chuyện."
     Người nói chuyện đó chính là Đề Đốc Hải quân Ray Winkel, người sau đó vận động cô vào Học viện Hải quân và gửi cho cô một số tài liệu giới thiệu về học viện ngay cả khi cô đã kể cho ông về truyền thống Không quân trong gia đình.
     "Tôi nghĩ Học viện Hải quân marketing tốt hơn. Những quyển giới thiệu họ gửi tới được tin bằng màu. Các sinh viên tươi cười. Họ đang ở trên tàu và trên đầu họ là bầu trời xanh đẹp đẽ. Và có cả phụ nữ trong các ảnh đó."
     Nhà báo Richard Currey nói từ đó cô đã quyết định sẽ học lên Học viện Hải quân và đăng ký vào trường dự bị cho học viện này hồi năm 1990, nhưng đã phải nghỉ học một năm để trông nom gia đình sau khi bố cô bị tai nạn ở trang trại và qua đời hồi mùa hè năm 1991.
     Sau đó cô trở lại học và tốt nghiệp ngành Cơ khí Hàng hải vào năm 1996.
     Khi được hỏi Hải quân có phải là cuộc sống của cô không, cô nói: "Tôi trải nghiệm từng ngày một thôi. Rồi xem mọi chuyện sẽ đi tới đâu."
|
- Thông Tín Viên BBC
Nguồn: Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN
 
Nghĩa Sinh
(30/08/2011 - 26694 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nghĩa Sinh
6 - Vì sao lá đổi màu vào mùa thu? (15/11/2011 - 21085 lượt xem)
8 - Mười tật xấu của người mình... (07/11/2011 - 22269 lượt xem)
9 - Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng? (01/11/2011 - 21981 lượt xem)
18 - Nghĩa Sinh: 50 năm thiện nguyện (10/10/2011 - 22102 lượt xem)
50 - GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI (12/07/2011 - 21471 lượt xem)
52 - Nghĩa Sinh gặp lại nhau sau 38 năm (02/07/2011 - 22546 lượt xem)
58 - Con để dành phòng khi đau ốm... (12/05/2011 - 24097 lượt xem)
59 - Chúc mừng Ngày Từ Mẫu: Ngày 8-5-2011 (06/05/2011 - 23030 lượt xem)
69 - Năm Cách Sống Khỏe Tinh Thần (04/04/2011 - 23513 lượt xem)
72 - Tự do - Công lý - Hoà bình (27/03/2011 - 24284 lượt xem)
78 - Trên 12 ngàn tấm hình cổ quý (09/03/2011 - 20761 lượt xem)
79 - Thơ Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (07/03/2011 - 24258 lượt xem)
80 - Nghĩa Sinh và Tôi (21/02/2011 - 22835 lượt xem)
85 - Ý nghĩa Tết Nguyên Đán (26/01/2011 - 24122 lượt xem)
87 - XUÂN VIỆT (21/01/2011 - 20770 lượt xem)
95 - Noel 1983: Luận về từ “Nghĩa” (16/12/2010 - 24383 lượt xem)
98 - Tổng số người Việt tại Mỹ (12/12/2010 - 25565 lượt xem)
112 - Tình thương không lời (23/08/2010 - 23970 lượt xem)
114 - Đi tìm Hạnh Phúc (18/08/2010 - 23845 lượt xem)
115 - LỜI CẢM TẠ NGHĨA SINH (13/08/2010 - 23541 lượt xem)
118 - Nghĩa Sinh Chicago phân ưu (05/08/2010 - 23524 lượt xem)
119 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (04/08/2010 - 22772 lượt xem)
122 - Phi cơ bay không cần xăng (29/07/2010 - 23154 lượt xem)
128 - Thư Cám Ơn Nghĩa Sinh (20/07/2010 - 25286 lượt xem)
129 - Nghĩa Sinh Chicago Phân Ưu (15/07/2010 - 29480 lượt xem)
130 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (15/07/2010 - 29008 lượt xem)
131 - Chúc mừng gia đình Trưởng Mai Nghĩa (05/07/2010 - 28748 lượt xem)
153 - Phân Ưu (19/02/2010 - 23769 lượt xem)
158 - Một cánh cửa hé mở cho NS ? (30/12/2009 - 26009 lượt xem)
160 - NỘI DUNG ĐÍCH THỰC CỦA GIÁNG SINH (22/12/2009 - 23409 lượt xem)
164 - THÀNH THẬT PHÂN ƯU (03/12/2009 - 25657 lượt xem)
166 - Môi trường cho tài năng Việt (17/11/2009 - 23880 lượt xem)
168 - MÓN QUÀ MỘT NỬA (09/11/2009 - 22524 lượt xem)
169 - Chúc mừng Sinh nhật 40 của Internet (31/10/2009 - 25296 lượt xem)
183 - Bàn Tay Nhân Ái (28/08/2009 - 25405 lượt xem)
184 - Người ấy là ai ? (22/08/2009 - 22809 lượt xem)
202 - Chúc mừng Trung Tâm Nghĩa Việt (26/06/2009 - 23002 lượt xem)
206 - Đáp lời kêu gọi thiện nghĩa (16/06/2009 - 21988 lượt xem)
229 - Mười cách để vui sống (11/02/2009 - 24313 lượt xem)
230 - Làm Sao Đọc Được Chữ Việt ? (11/02/2009 - 21813 lượt xem)
231 - Niềm Vui Họp Mặt Nghĩa Sinh (08/02/2009 - 17990 lượt xem)
233 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (04/02/2009 - 21965 lượt xem)
234 - Sống Hùng Chúc Tết Nghĩa Sinh (02/02/2009 - 23135 lượt xem)
240 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (16/01/2009 - 21419 lượt xem)
242 - Hoạt Động NS Chicago Ngày 24-1-2009 (09/01/2009 - 24059 lượt xem)
247 - MỪNG CHÚC GIÁNG SINH & NĂM MỚI (24/12/2008 - 24406 lượt xem)
251 - Bài thơ tặng cha mẹ (13/12/2008 - 25172 lượt xem)
252 - CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN 2008 ! (27/11/2008 - 21785 lượt xem)
255 - GƯƠNG SÁNG NGHĨA SINH PBN (15/10/2008 - 23676 lượt xem)
257 - CHÚC-MỪNG SINH-NHẬT NSPT (08/10/2008 - 22125 lượt xem)
258 - CHÚC MỪNG NS SỐNG HÙNG [Lệ Dung] (08/10/2008 - 24180 lượt xem)
283 - Bảy Bông Sen Vàng [Seven Golden Lotuses] (25/07/2008 - 24097 lượt xem)
305 - 25th NghiaSinh Thanksgiving Celebration (06/05/2008 - 24128 lượt xem)