Nẻo Vào Nghĩa Sinh

Nẻo Vào Nghĩa Sinh

Chương 1
|
Chương 2
|
Chương 3
|
Chương 4

Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN

1 ĐỊNH-NGHĨA SƠ-KHỞI
  • Phong-trào Nghĩa-Sinh là một tổ-chức Thanh-Thiếu-Niên hoạt-động thuần-túy Văn-hóa, Xã-hội, Thanh-Niên, Thê-dục thể-thao và Công-nghệ. Gọi tắt là Nghĩa-Sinh, viết tắt là PNS.
  • Tại mỗi Quốc-gia, PNS được thành-lập dưới cấp danh một Hiệp-Đoàn. Như tại Việt-Nam, có Hiệp-Đoàn NS Việt-Nam…
  • Hiệp-Đoàn Nghĩa-Sinh, viết tắt bằng HNV, là một Hội-đoàn có tư-cách pháp-nhân do Nghị-Định 1195-GDTN/TN/NĐ ngày 31 tháng 7 năm 1968 của Ông Tổng-Trưởng Văn-Hóa Giáo-Dục và Thanh-Niên.
  • Danh-từ Nghĩa-Sinh được thâu tóm trong câu: “Nghĩa-Sinh là một tổ-chức Thanh-thiếu-niên phụng sự đại-NGHĨA và SINH-hoạt về mọi lãnh-vực: Văn-hóa, Xã-hội, Thanh-niên, Thể-thao và Công-nghệ”.
  • Vì thế, danh-từ Nghĩa-Sinh mang 2 ý-nghĩa:
    • Một Hội-Đoàn: Nghĩa-Sinh (bao gồm lý-tưởng ‘Nghĩa’ và môi-trường hoạt-động ‘Sinh’.
    • Một Đoàn-Viên: Nghĩa-Sinh (Sinh-viên, Học-sinh làm việc Nghĩa).
2 LÝ-DO HÌNH-THÀNH

Vào giữa năm 1963, Việt-Nam đang ở trong một bối-cảnh khá đen tối trước khi xảy ra cuộc đảo-chánh 1.11.1963. Tuổi trẻ lúc đó và sau cuộc đảo-chánh đã mất hẳn niềm-tin. Không còn niềm-tin, nên họ dễ lăn xả vào những nơi giải-trí vô bổ hoặc có hại. Trong khi đó, ngoài xã-hội:

  • 1. Tinh-thần: Xã-hội Việt-Nam đã và đang bị phân hóa trầm-trọng. Cần thiết có một lớp cán-bộ được huấn-luyện (giới-trẻ đầy nhiệt-huyết và trong sạch) để mang tin-yêu đi kết-hợp con người, đoàn ngũ thành một lớp vững mạnh, tự tin, tự giúp.
  • 2. Vật-chất: Nước Việt-Nam đã và đang bị chiến-tranh tàn phá. Cần thiết phải có một lớp người thiện-chí, tình-nguyện đi xây-dựng trên khắp nẻo đường quê-hương…
  • 3. Nhân-sự: Nguyên do chính của sự băng-hoại xã-hội là thiếu người hướng dẫn, có khả-năng, tài đức cùng nhiệt-tâm phục-vụ (từ gia-đình, học-đường đến xã-hội), vì thế, khẩn-thiết phải đào-tạo những mầm-non lãnh-đạo.
  • 4. Bên cạnh đó,
    • Nhiều người Việt thân yêu đang sống trong cảnh lầm-than, khổ cực, bệnh tật,… nơi hang cùng ngõ hẻm, không xứng với phẩm-vị con người…
    • Nhiều trẻ em vô tội, ngây thơ đang sống cảnh côi cút, thiếu tình thương phụ-mẫu, huynh-đệ trong các cô-nhi-viện…
    • Bao nhiêu người vì cùng cảnh, phải suốt đời mang thân-phận mù chữ, vô nghề-nghiệp…
    • Bao tâm-hồn sa-đọa, bạc nhược, bụi đời, du-đãng, cần có người hướng dẫn để đi tìm chân-lý…
  • 5. Tóm lại, tình người chưa được thể-hiện đúng mức, tình dân-tộc chưa được khai-thác đủ để hướng thanh-thiếu-niên noi gương tổ-tiên, xây dựng tương-lai…
Với những sự-kiện trên, và để bổ-túc, bổ-khuyết cho giáo-dục gia-đình, học-đường; để đào-tạo cho xã-hội một lớp người hữu-ích; để có môi-trường và phương-tiện thuận lợi cho lớp trẻ phát-huy và gieo rắc tình người, tự luyện khả-năng lãnh-đạo vốn tiềm-ẩn nơi mỗi người, hầu cộng tác với nhau xây dựng con người và xây-dựng quê-hương, nên PHONG-TRÀO NGHĨA-SINH THÀNH-HÌNH với mục- đích và phương-pháp đào-tạo, huấn-luyện chuyên-biệt.
I.3. SƠ-LƯỢC LỊCH-SỬ HÌNH-THÀNH

Phong-trào NGHĨA-SINH do anh NGUYỄN-TRUNG HIẾU sáng-lập.

Ngày 12.06.1963, Bản Điều-Lệ, văn-kiện nồng-cốt của một Hội-đoàn, được soạn xong, đã đánh dấu tiêu-phạm khởi-đầu của Phong-Trào Nghĩa-Sinh.

Từ đó, Phong-Trào kết-hợp một số anh chị em sinh-viên, học-sinh thiện-chí, cùng quan-điểm, để quy-tụ tầng lớp thanh-thiếu-niên khác hầu hoạt-động trong những môi-trường và lãnh-vực quy-định trong bản Điều-Lệ.

Sau bốn năm chứng tỏ hoạt-động hữu-hiệu của mình, vào năm 1967, Phong-Trào được cấp Giấy-Phép hoạt-động và đến ngày 31.07.1968, Phong-Trào chính-thức được cấp Nghị-Định (1195-GDTN/TN/NĐ) hợp-thức-hóa và cho phép Nghĩa-Sinh hoạt-động vô thời-hạn trên toàn quốc với số đoàn-viên không hạn-định.

Gia-nhập làng thanh-niên với đôi bàn tay trắng, những cán-bộ khởi-xướng Phong-Trào đã vận-dụng mọi khả-năng và hoàn-cảnh để hướng dẫn Phong-Trào tồn-tại và tồn-tại trong chiều-hướng phát-triển cho đến ngày nay, sau tám lần vất-vả thay-đổi địa-điểm trụ-sở của Phong-Trào: 66 Trương-Minh-Giản, Saigon; 6 Trần-Quang-Diệu, Saigon 3; J.45 Cư-Xá Vĩnh-Hội, Bến Vân-Đồn, Saigon 4; 124 Trần-Khắc-Chân, Saigon; 69bis Gia-Long, Saigon; 75 Phan-Đình-Phùng, Saigon; 12bis Trần-Quý-Cáp, Saigon; và hiện nay (1974) là 6-A Hùng-Vương, Saigon 10.

Hiện nay (1974), Phong-Trào có những cơ-sở nhằm thực-hiện nhiều chương-trình văn-hóa, thanh-niên và xã-hội đại-chúng hoặc chuyên-biệt như: Trung-Tâm Công-Tác Xã-Hội và Bảo-Trợ Thanh-Thiếu-Nhi, NĐ 0060/BXH/KH/12 ngày 27.1.1973 nhằm dưỡng-dục những trẻ em kém may mắn, bụi đời, ngỗ nghịch, hoặc chán nản gia-đình; Trường Trung-Học Xã-Hội NGHĨA-VIỆT, GP số 4833/GD/TN/2A ngày 13.06.1972: Dạy học miễn-phí cho con em đồng-bào, nạn-nhân chiến-cuộc, nghèo khổ; Cư-Xá Sinh-Viên nhằm lưu-trú cho các sinh-viên xa Saigon đến lưu-ngụ để trọ học và tham-gia các công-tác xã-hội; lập Văn-Phòng Hợp-Tác để giải-quyết các dịch-vụ gia-đình và hiên đang xúc-tiến để thành-lập TT Bảo-Trợ Thanh-Thiếu-Nữ. Phong-Trào cũng có những cơ-sở Tự-Túc như Trường cắt may, Trường huấn-nghệ chuyên-nghiệp Tự-Lập (ở Saigon) và Trại Chăn Nuôi, Trại Trồng Tỉa (ở Củ-Chi, Hậu-Nghĩa).

Nghĩa-Sinh Việt-Nam từ năm 1974 có 2851 Hội-Viên, gồm 7 loại: Danh-dự Nghĩa-Sinh (DD), Ân-Nhân Nghĩa-Sinh (ÂN), Thân-Hữu Nghĩa-Sinh (TH), Cảm-Mến Nghĩa-Sinh (CM), Thiện-Chí Nghĩa-Sinh (TC), Linh-Hoạt Nghĩa-Sinh (LH), Dấn-Thân Nghĩa-Sinh (DT).

4. CÁC VĂN-KIỆN CĂN-BẢN

Nghĩa-Sinh được xây-dựng trên những văn-kiện căn-bản sau đây:

1. ĐIỀU-LỆ: Ấn-định cách-thức tổ-chức, lãnh-vực hoạt-động… Quy-định quyền-lợi và nhiệm-vụ của Hội-Viên.

2. NỘI-QUY: Phân-định quyền-lợi và tương-giao nhiệm-vụ của các Huynh-Trưởng, các Trưởng trong Nghĩa-Sinh, và ấn-định cách-thức điều-hành công việc nội-bộ.

3. QUY-LUẬT: Ấn-định luật-lệ Nghĩa-Sinh phải tuân giữ trong mọi hoạt-động nơi gia-đình, học đường vã xã-hội. Là kim-chỉ-nam thực-tiễn cho Thanh-Thiếu-Niên. Ngoài ra còn một số điều-khoản ấn-định cách thức chế tài rõ rệt nhằm mục-đích ngăn-ngừa những tệ hại thường làm tổn-thương uy-tín và tan vỡ Hội-đoàn. Chế-tài có tính cách ngăn-ngừa hơn lá áp-dụng.

4. Bản NGHI-THỨC: Aán-định chi-tiết các nghi-lễ trao khăn, tuyên hứa, tuyên hứa Trưởng, tấn-phong Nghĩa-Sinh Danh-Dự. Quy-định những phương-cách thao-diễn (trình-diện, tập họp, đón tiếp, hiệu-lệnh,…), cách xưng hô, thân cử (hôn bình-an, hôn đoan-ước, chào, bắt tay,…), cach thiết-trí bộ đồng phục của mỗi loại Hội-Viên Nghĩa-Sinh.

5. Bản CHUYÊN-ĐẲNG: (Đẳng-Thứ và Chuyên-Hiệu) Ấn-định các điều-kiện một Hội-viên phải có để được tuyên-hứa, được mang đặc-hiệu, được gắn cấp-hiệu, được trao chuyên-hiệu, được cấp Nghĩa-hiệu.

6. MƯỜI ĐIỀU TÂM-SINH: Những điều tâm-niệm áp-dụng vào đời sống Nghĩa-Sinh ngay từ lúc gia-nhập.

7. NĂM ĐIỀU HƯỚNG-SINH: Hướng-dẫn Nghĩa-Sinh trong các sinh-hoạt và nếp sống tập-thể khả-dĩ tránh được những va-chạm thường-tình và tạo bầu khí vui tươi, đối-thoại, bình-an.

5. HỆ-THỐNG TỔ-CHỨC và ĐIỀU-HÀNH

Nghĩa-Sinh được xây-dựng trên những văn-kiện căn-bản sau đây:

1. Hệ Thống Tổ Chức

phong trào nghĩa sinh
HIỆP-ĐOÀN NGHĨA-SINH VIỆT-NAM
CÁC PHƯƠNG ĐOÀN
LONG AN KHÁNH HOÀ BÌNH THUẬN SÀI GÒN GIA ĐỊNH BÌNH DƯƠNG PHƯỚC TUY
CÁC CHUYÊN ĐOÀN
DANH DỰ ÂN NHÂN CẢM MẾN THIỆN CHÍ LINH HOẠT DẤN THÂN
CÁC THÂN CÁC CƠ CÁC TÂM

2. Hệ Thống Điều Hành

HỘI ĐỒNG BẢO GIÁM
HỘI ĐỒNG HUYNH TRƯỞNG
CÁC
TỔNG UỶ ĐIỀU HÀNH PHƯƠNG ĐOÀN
CÁC
UỶ BAN ĐIỀU HÀNH CHUYÊN ĐOÀN
CÁC
BAN ĐIỀU HÀNH TÂM

GIẢI THÍCH HỆ-THỐNG TỔ-CHỨC và ĐIỀU-HÀNH

Tổ-chức căn-bản của Nghĩa-Sinh là TÂM (đối với Cảm-Mến NS, tổ chức căn-bản là CƠ; các loại Hội-viên khác: THÂN). Mỗi Tâm có từ 6-12 người do Ban Điều-Hoạt gồm Tâm-Trưởng, Tâm-Tá và các Quản Chuyên-môn hướng-dẫn. 2 hoặc 3 Tâm cùng một đối-tượng và môi-trường hoạt-động họp lại thành Chuyên-Đoàn, điều-khiển bởi Ủy-Ban Điều-Hoạt, gồm Chuyên-Đoàn-Trưởng, Chuyên-Đoàn-Phó và các trưởng ban chuyên-môn. Các Chuyên-Đoàn trong mỗi địa-phương (tỉnh) họp lại thành Phương-Đoàn, do Tổng-Ủy Điều-Hoạt gồm Phương-Đoàn-Trưởng, Phương-Đoàn-Phó và các Trưởng-Ủy chuyên-môn điều-khiển. Tất cả các Phương-Đoàn trong một quốc-gia họp lại thành Hiệp-Đoàn. Ở Việt-Nam có Hiệp-Đoàn Nghĩa-Sinh VN, điều-khiển Hiệp-Đoàn là Hội-Đồng Huynh-Trưởng gồm Huynh-Trưởng Thủ-Lãnh, Phụ-Tá HTTL, các Ủy-Viên, Phụ-Ủy.

Để bảo-cương và giám-sát những hoạt-động của Nghĩa-Sinh nhằm hướng vào các mục-tiêu và cứu-cánh ghi sẵn trong Điều-Lệ và các văn-kiện căn bản, có Hội-Đồng Bảo-Giám.

6 NHỮNG NÉT ĐẶC-TRƯNG

1. HUY-HIỆU NGHĨA-SINH

Huy-hiệu Nghĩa-Sinh nói lên LÝ-TƯỞNG Nghĩa-Sinh.

  • 1. Hình-thức: Huy-hiệu Nghĩa-Sinh hình tam giác, tức là chữ D (Delta), viết tắt bởi chữ Hy-Lạp (Dikaiosunê), có nghĩa là SỰ CÔNG-CHÍNH. Nghĩa-Sinh hành-động trong công-chính. Hai bàn tay nâng quả địa-cầu biểu hiệu sự xoa dịu vết thương của nhân-loại, làm giảm những khổ đau của đồng-bào.
  • 2. Màu sắc của Huy-Hiệu Nghĩa-Sinh gồm: Màu ĐỎ, chỉ sự hy-sinh và lòng nhiệt-huyết phụng-sự. Màu XANH LÁ CÂY chỉ sự hy-vọng, Màu XANH DƯƠNG, dấu-chỉ của hòa-bình và là màu sắc của thanh-niên. Màu TRẮNG chỉ sự trong sạch, công-chính. Màu VÀNG là màu sắc của dân-tộc.

    Nghĩa-Sinh, với nhiệt-huyết, lòng hy-sinh và sự trong sạch, công-chính của tuổi thanh-niên, sẽ hy-vọng dùng đôi tay của mình để hàn gắn nỗi đau thương của anh em đồng-loại, tạo nên một mối dây liên hòa-bình giữa người với người (giữa mình với mình và mình với người khác).

    Những ý nghĩa trên thâu tóm trong 2 chữ: PHỤC-VỤ. Và lý-tưởng Nghĩa-Sinh là Phục-Vụ (Phụng-Sự). Do đó, huy-hiệu NS nói lên lý-tưởng NS.

2. CẤP-HIỆU

Nghĩa-Sinh có 9 bậc cấp-hiệu, chia làm 3 loại, từ thấp lên cao:

  • 1. Đẳng (hình chữ-nhật, ở giữa có tam-giác): gồm 3 bậc: Sơ-đẳng (1 chữ nhật). Trung-đẳng (2 chữ nhật) và Thượng-đẳng (3 chữ nhật).
  • 2. Cấp (hình tam-giác, ở giữa có chữ E): gồm Sơ-cấp (1 tam-giác). Trung- cấp (2 tam-giác) và Thượng- cấp (3 tam-giác).
  • 3. Phẩm: (hình sao, ở gữa có chữ X) gồm: Sơ-phẩm (1 sao), Trung-phẩm (2 sao) và Thượng-phẩm (3 sao).

Cấp-hiệu trong Nghĩa-Sinh chứng-tỏ thâm-niên hoạt-động của Hội-viên.

3. KHĂN-QUÀNG

Chức-vụ trong Nghĩa-Sinh phân biệt nhờ khăn quàng: (quàng lên vai trách-nhiệm)

  • Khăn đỏ viền trắng: Tâm-viên.
  • Khăn vàng 1 viền đỏ: Tâm-trưởng (khả-năng trông coi 1 Tâm 12 người).
  • Khăn vàng 2 viền đỏ: Liên-Tâm-Trưởng (khả-năng coi 1 Chuyên-Đoàn).
  • Khăn xanh biển 1 viền trắng: Hiệp- Tâm-Trưởng (khả-năng coi 1 Phương-Đoàn).
  • Khăn xanh núi 2 viền trắng: Phụ-Ủy.
  • Khăn xanh núi 1 viền trắng 1 viền đỏ: Quý-viên.
  • Khăn xanh núi viền đỏ ngoài, viền vàng trong: Phụ-Tá Huynh-Trưởng Thủ-Lãnh.
  • Khăn xanh núi viền đỏ trong , viền vàng ngoài: Huynh-Trưởng Thủ-Lãnh.

5. CÁCH CHÀO

Nghĩa-Sinh chào tay trái. Ngón cái đặt trên ngón trỏ làm thành 1 vòng tròn tượng-trưng cho mục-đích Nghĩa-Sinh: Kết-hợp Thanh-Thiếu-Niên và tượng-trưng cho sự phục quyền: nhỏ phục quyền cấp trên. 3 ngón còn lại vươn cao, tượng-trưng cho 3 lời Tuyên hứa và biểu-hiệu cho khí thế hào-hùng của Nghĩa-Sinh.

Tay trái nằm bên phía quả tim. Nghĩa-Sinh chào kính nhau là lói lên tình thương yêu nhau thành thật.

6. ĐỒNG-PHỤC

Đồng phục của 3 loại Nghĩa-Sinh: Dấn-Thân, Linh-Hoạt, Thiện-Chí như sau:

Aùo sơ-mi xanh ve chai, cụt tay. Quần short (nam) hoặc Jupe (nữ) màu xanh dương. Dây nịt đen, khóa trắng. Giày, rớ đen (nam); Bata, rớ xanh (nữ). Trên áo, bên trên túi trái, mang huy-hiệu vải, danh-hiệu trên túi phải, Quốc-hiệu mang nơi cánh tay phải. Dưới quốc-hiệu là Nhiệm-hiệu. Chuyên-hiệu mang bên cánh tay áo trái. Các dấu-hiệu kỷ-niệm mang ở giữa túi áo trái. Cấp hiệu mang ở trên cầu vai (nếu là Trưởng) hoặc mang ở túi áo phải (nếu là tâm-viên). Khăn quàng luồn dưới cổ áo, khâu khăn màu đen. Mũ ca-lô có huy-hiệu.