Lễ nghĩa trong văn hóa và văn minh Việt Nam

 
Lễ nghĩa trong văn hóa và văn minh Việt Nam
 
Đối với người Việt, hai chuẩn mực quan trọng nhất, có lẽ là nhân nghĩa lễ nghĩa. Nói là quan trọng nhất, bởi lẽ hiếu nghĩa, trung nghĩa, tín nghĩa đều được xây dựng trên nhân nghĩa và lễ nghĩa. Ta không thể có hiếu nếu thiếu nhân ta cũng không thể có trung, có tín nếu thiếu nhân nghĩa. Tương tự, hành vi hiếu chỉ có thể biểu hiện qua lễ, qua thái độ (lễ độ), qua hành vi (lễ phép), qua lối suy nghĩ đạo đức đòi buộc (lễ nghĩa). Và cũng trong một mạch văn trên, lòng thành tín, lòng trung thành cũng chỉ có thể dãi bày ra được qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động hợp lễ. Một người yêu kính cha mẹ không thể có những ngôn ngữ vô lễ đối với đấng sinh thành. Một người trung quân không thể “cá mè một lứa” với nhà vua, y hệt một người học sinh tốt không thể “coi thầy bằng vung” bởi lẽ “không thầy đố mày làm lên.” Từ đây, chúng ta nhận ra được là nhân nghiã và lễ nghĩa là nền tảng cho mọi nhân đức khác.

Như phân tích trong tiết về lễ, nền tảng của lễ nghĩa mang tính chất bản thể, tức tính chất gắn liền với sự hiện hữu của con người. Như vậy, ta có thể nói là lễ nghĩa gắn liền với bản tính. Đây là lý do tại sao nho gia Việt hiểu hay giải thích lý thuyết tính bản thiện của Mạnh Tử theo cái ý nghĩa của lễ nghĩa và nhân nghĩa, và theo đạo nhân cuả Khổng Tử. Là bản tính, lễ nghĩa không thể tách rời con người. Một người thiếu lễ nghĩa là “ngợm” như dân gian thường nghĩ. Sự việc làm con người siêu việt trên vạn vật chính là vì con người có lễ nghĩa. Điều mà chúng ta hãnh diện gọi là văn hóa Việt, thực ra là những cách sống, cách xử thế, cách tổ chức theo lễ nghĩa. Điều mà chúng ta nâng lên hàng tinh thần, cũng chính là lễ nghĩa: hồn nước, lễ gia tiên, lễ giỗ tổ. Điều mà chúng ta coi như một yếu tố quyết định tương lai dân tộc, lại cũng chính là lễ và nghĩa. Lễ: “Tiên học lễ, hậu học văn” chứ không phải là “tiên học võ”, hay “tiên học thuật” và sau đó mới học lễ. Và đây cũng là điều giúp chúng ta hiểu được tại sao, người Việt chúng ta chấp nhận “cái nết đánh chết cái đẹp”; họ hiểu cái sắc đẹp của phụ nữ theo hạnh, theo ngôn, theo dung và theo công. Trong khi nghĩa: cái nghiã khí của những anh hùng liệt nữ, cái nghĩa của Lê Lai khi cứu Lê Lợi, cái nghĩa khí của Trần Quốc Toản, của Lê Văn Duyệt. Chính cái nghĩa này mới làm cho cái lễ phát huy được công năng của nó: tức làm con người có nhân cách, tức xứng đáng làm người.

Chỉ trong một mạch nguồn như thế, câu nóí “Tiên học lễ, hậu học văn” mới được hiểu một cách trung thực hơn. Câu nói này không có nghĩa là lễ đi trước, văn đi sau, hay lễ quan trọng hơn văn (như ngay cả Giáo sư Kim Định từng hiểu, và cụ tìm cách chứng minh ngược lại), nhưng muốn nói lên tầm quan trọng của lễ nghĩa: lễ nghĩa chính là nền căn bản cuả đạo làm người. Mà khi nói đạo làm người, người Việt muốn nhấn mạnh đến một con người (1) theo đúng cái đạo ai cũng phải theo, đó là: đạo con người trung thực, một con người thăng tiến, một con người tiếp tục và phát sinh ra giá trị của nhân loại. (2) Một con người trung thực đòi ta không được phản bội với những bản tính bẩm sinh cuả con người, mà bản tính đó vốn là nhân nghĩa, hay tính bản thiện, hay dĩ hòa vi qúy. (3) Một con người thăng tiến là một con người văn hoá (biến thành tươi đẹp theo đúng nghĩa cuả “văn nhân hóa thành”). Mà yếu tố quyết định văn hóa lại chính là lễ nghĩa. (4) Một con người hoàn vẹn cũng là con người biết sáng tạo, hay cộng tác vào sự sáng tạo, làm con người và xã hội hoàn bị hơn. Sự sáng tạo, sự hoàn hảo được thấy rõ rệt hơn cả là sự hoàn bị của lễ. Đây chính là lý do tại sao Khổng Tử yêu thích nhạc, lễ, và múa. Người Việt chúng ta cũng hiểu như vậy, khi lễ tế, lễ cúng, lễ bái, hôn lễ, tang lễ, vân vân, luôn là trung tâm sinh hoạt của con người Việt trong qúa khứ, và cả hiện nay. Nói cách khác, lễ nghĩa tạo ra nhân cách con người.

Lễ nghĩa là một chuẩn mực và như là lối biểu hiện cuả người Việt, lễ không chỉ mang tính chất hình thức. Lễ biến thành lễ nghĩa, tức biến thành chính cuộc sống, và hiện diện trong mọi tác động từ ngôn ngữ tới sinh hoạt tôn giáo. Lễ nghĩa còn đóng góp vào qúa trình hình thành nhân cách Việt. Nhân cách Việt có thể thấy nơi việc người Việt trọng lễ nghĩa, giữ đúng lẽ, đúng phép, hay theo lẽ phải. Và cái hay, cái đẹp cuả xã hội Việt có thể thấy được qua ngôn ngữ lễ phép, qua cách thế xã giao lễ độ, qua lối tổ chức theo lễ chế trong văn hóa và văn minh Việt Nam.
 
- Trần Văn Đoàn (Tiến sĩ Triết học tại Úc năm 1975)
 
 
Nghĩa Sinh
(18/08/2010 - 22798 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nghĩa Sinh
6 - Vì sao lá đổi màu vào mùa thu? (15/11/2011 - 21106 lượt xem)
8 - Mười tật xấu của người mình... (07/11/2011 - 22296 lượt xem)
9 - Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng? (01/11/2011 - 22000 lượt xem)
18 - Nghĩa Sinh: 50 năm thiện nguyện (10/10/2011 - 22123 lượt xem)
51 - GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI (12/07/2011 - 21494 lượt xem)
53 - Nghĩa Sinh gặp lại nhau sau 38 năm (02/07/2011 - 22568 lượt xem)
59 - Con để dành phòng khi đau ốm... (12/05/2011 - 24118 lượt xem)
60 - Chúc mừng Ngày Từ Mẫu: Ngày 8-5-2011 (06/05/2011 - 23048 lượt xem)
70 - Năm Cách Sống Khỏe Tinh Thần (04/04/2011 - 23541 lượt xem)
73 - Tự do - Công lý - Hoà bình (27/03/2011 - 24303 lượt xem)
79 - Trên 12 ngàn tấm hình cổ quý (09/03/2011 - 20786 lượt xem)
80 - Thơ Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (07/03/2011 - 24274 lượt xem)
81 - Nghĩa Sinh và Tôi (21/02/2011 - 22857 lượt xem)
86 - Ý nghĩa Tết Nguyên Đán (26/01/2011 - 24145 lượt xem)
88 - XUÂN VIỆT (21/01/2011 - 20790 lượt xem)
96 - Noel 1983: Luận về từ “Nghĩa” (16/12/2010 - 24413 lượt xem)
99 - Tổng số người Việt tại Mỹ (12/12/2010 - 25581 lượt xem)
113 - Tình thương không lời (23/08/2010 - 23986 lượt xem)
114 - Đi tìm Hạnh Phúc (18/08/2010 - 23864 lượt xem)
115 - LỜI CẢM TẠ NGHĨA SINH (13/08/2010 - 23565 lượt xem)
118 - Nghĩa Sinh Chicago phân ưu (05/08/2010 - 23547 lượt xem)
119 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (04/08/2010 - 22799 lượt xem)
122 - Phi cơ bay không cần xăng (29/07/2010 - 23176 lượt xem)
128 - Thư Cám Ơn Nghĩa Sinh (20/07/2010 - 25311 lượt xem)
129 - Nghĩa Sinh Chicago Phân Ưu (15/07/2010 - 29502 lượt xem)
130 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (15/07/2010 - 29031 lượt xem)
131 - Chúc mừng gia đình Trưởng Mai Nghĩa (05/07/2010 - 28765 lượt xem)
153 - Phân Ưu (19/02/2010 - 23791 lượt xem)
158 - Một cánh cửa hé mở cho NS ? (30/12/2009 - 26031 lượt xem)
160 - NỘI DUNG ĐÍCH THỰC CỦA GIÁNG SINH (22/12/2009 - 23430 lượt xem)
164 - THÀNH THẬT PHÂN ƯU (03/12/2009 - 25676 lượt xem)
166 - Môi trường cho tài năng Việt (17/11/2009 - 23898 lượt xem)
168 - MÓN QUÀ MỘT NỬA (09/11/2009 - 22539 lượt xem)
169 - Chúc mừng Sinh nhật 40 của Internet (31/10/2009 - 25325 lượt xem)
183 - Bàn Tay Nhân Ái (28/08/2009 - 25427 lượt xem)
184 - Người ấy là ai ? (22/08/2009 - 22830 lượt xem)
202 - Chúc mừng Trung Tâm Nghĩa Việt (26/06/2009 - 23030 lượt xem)
206 - Đáp lời kêu gọi thiện nghĩa (16/06/2009 - 22007 lượt xem)
229 - Mười cách để vui sống (11/02/2009 - 24332 lượt xem)
230 - Làm Sao Đọc Được Chữ Việt ? (11/02/2009 - 21840 lượt xem)
231 - Niềm Vui Họp Mặt Nghĩa Sinh (08/02/2009 - 18016 lượt xem)
233 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (04/02/2009 - 21984 lượt xem)
234 - Sống Hùng Chúc Tết Nghĩa Sinh (02/02/2009 - 23163 lượt xem)
240 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (16/01/2009 - 21442 lượt xem)
242 - Hoạt Động NS Chicago Ngày 24-1-2009 (09/01/2009 - 24080 lượt xem)
247 - MỪNG CHÚC GIÁNG SINH & NĂM MỚI (24/12/2008 - 24430 lượt xem)
251 - Bài thơ tặng cha mẹ (13/12/2008 - 25188 lượt xem)
252 - CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN 2008 ! (27/11/2008 - 21811 lượt xem)
255 - GƯƠNG SÁNG NGHĨA SINH PBN (15/10/2008 - 23707 lượt xem)
257 - CHÚC-MỪNG SINH-NHẬT NSPT (08/10/2008 - 22148 lượt xem)
258 - CHÚC MỪNG NS SỐNG HÙNG [Lệ Dung] (08/10/2008 - 24203 lượt xem)
283 - Bảy Bông Sen Vàng [Seven Golden Lotuses] (25/07/2008 - 24116 lượt xem)
305 - 25th NghiaSinh Thanksgiving Celebration (06/05/2008 - 24151 lượt xem)